Chuỗi Thu Gom – Tái Chế Bao Bì: Vai Trò Và Trách Nhiệm Của Từng Mắt Xích

20/02/2025

Chuỗi thu gom – tái chế bao bì đóng vai trò then chốt trong việc giảm thiểu rác thải và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Một hệ thống thu gom hiệu quả không chỉ giúp tăng tỷ lệ tái chế mà còn tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, để vận hành một chuỗi thu gom – tái chế bền vững, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều bên liên quan.

Các mắt xích quan trọng trong chuỗi thu gom – tái chế

Doanh nghiệp sản xuất và thương hiệu

Doanh nghiệp sản xuất và thương hiệu là những đơn vị đặt nền móng cho chuỗi thu gom – tái chế bao bì bằng cách thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Họ là các đơn vị tiên phong đầu tư vào thiết kế bao bì dễ tái chế, hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho hệ thống thu gom hoặc phối hợp với các nhà tái chế để đảm bảo bao bì sau sử dụng được xử lý hiệu quả…

Có nhiều thương hiệu lớn tại Việt Nam, rất nhiều trong số đó là thành viên của Liên minh Tái chế Bao bì (PRO) Việt Nam, trong nhiều năm liền đã triển khai các chương trình thu gom bao bì, đổi mới sáng tạo công nghệ sản xuất, cải tiến bao bì…góp phần xây dựng nền tảng cho hệ thống tái chế bền vững.

Đơn cử như Coca Cola Việt Nam và Suntory PepsiCo Việt Nam đều cho ra mắt sản phẩm đồ uống với bao bì mới được sản xuất 100% từ nhựa tái sinh (rPET) vào năm 2022. Đồng thời, cả hai thương hiệu này đều hợp tác với các nhà tái chế triển khai các chương trình thu gom kết hợp truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, để đảm bảo bao bì sau sử dụng được thu gom và xử lý đúng cách.

Hiện nay, hơn 30 thành viên của PRO Việt Nam đều đang rất nỗ lực để hoàn thành mục tiêu vào năm 2030, tất cả bao bì do các thành viên trong liên minh đưa ra tiêu thụ trên thị trường đều sẽ được thu gom và tái chế.

Lực lượng thu gom rác dân lập và đơn vị thu gom chính thức

Bên cạnh các công ty vệ sinh môi trường, lực lượng thu gom rác dân lập là mắt xích quan trọng trong chuỗi thu gom – tái chế bao bì tại Việt Nam, giúp thu hồi nguyên liệu tái chế và giảm áp lực cho hệ thống xử lý chất thải đô thị. Tuy nhiên, họ vẫn chưa được tích hợp đầy đủ vào hệ thống quản lý chất thải chính thức, dẫn đến thiếu bảo hiểm, an toàn lao động và hỗ trợ tài chính. Đồng thời, điều kiện làm việc còn nhiều hạn chế, thiếu trang thiết bị bảo hộ cần thiết.

Nhận thức rõ vai trò thiết yếu của lực lượng này, PRO Việt Nam triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ như tài trợ Bảo hiểm y tế, đồ bảo hộ lao động, trao tặng học bổng cho con em công nhân vệ sinh có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các khóa tập huấn về an toàn lao động, phân loại rác và quy trình tái chế. Đồng thời, thông qua các hội thảo và tọa đàm trong nước, PRO Việt Nam kêu gọi chính sách công nhận vai trò của lực lượng thu gom rác dân lập trong hệ thống quản lý chất thải và thực thi EPR, nhằm mang lại quyền lợi chính đáng cho họ.

Nhà tái chế và công ty xử lý chất thải

Nhà tái chế đóng vai trò quyết định trong việc biến rác thải bao bì thành nguyên liệu mới. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn hiện nay của ngành công nghiệp tái chế rác thải chính là nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định do tỷ lệ thu gom và phân loại rác tại nguồn còn thấp, công nghệ tái chế cần được đầu tư mạnh mẽ để đáp ứng tiêu chuẩn đầu ra, trong khi hành lang pháp lý hỗ trợ ngành tái chế vẫn chưa hoàn thiện.

Hiện nay, nhiều đơn vị tái chế hàng đầu Việt Nam như Thuận An, PRAMAC, Duy Tân Recycling… đều là thành viên của PRO Việt Nam, cùng hợp tác triển khai các chương trình thu gom – tái chế quy mô lớn. Đơn cử, chương trình Vệ sĩ môi trường 2024 đã kết nối đơn vị thu gom – tái chế với chính quyền địa phương, giúp tạo ra chuỗi thu gom – tái chế bền vững tại các trường học và khu dân cư, mở rộng mạng lưới thu gom vỏ hộp giấy và nâng cao nhận thức cộng đồng về tái chế.

Bên cạnh đó, PRO Việt Nam còn phối hợp với cơ quan chức năng để thúc đẩy chính sách hỗ trợ ngành tái chế và tổ chức các diễn đàn kết nối, hướng tới một hệ sinh thái tái chế bền vững.

Chính quyền địa phương và cơ quan quản lý

Chính quyền địa phương có vai trò tạo cơ chế hỗ trợ thu gom và thúc đẩy các chính sách khuyến khích tái chế. Một số giải pháp quan trọng bao gồm: Ban hành chính sách EPR nhằm yêu cầu doanh nghiệp chịu trách nhiệm với bao bì sau tiêu dùng; Hỗ trợ hạ tầng thu gom và xử lý rác thải; Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng về phân loại rác tại nguồn.

Sự phối hợp giữa các bên: Yếu tố quyết định thành công

Để hệ thống thu gom – tái chế vận hành hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên:

  • Doanh nghiệp sản xuất cần đầu tư vào các mô hình thu gom, tài trợ hoạt động phân loại rác.
  • Lực lượng thu gom cần được trang bị kiến thức và công cụ phù hợp để nâng cao hiệu suất thu gom.
  • Nhà tái chế cần đảm bảo công nghệ tiên tiến để xử lý bao bì phế liệu thành nguyên liệu mới.
  • Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi về chính sách và cơ sở hạ tầng.

Một hệ thống thu gom – tái chế bao bì hiệu quả không thể vận hành một cách độc lập mà đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bên. Chỉ khi các doanh nghiệp, lực lượng thu gom, nhà tái chế và chính quyền địa phương cùng nhau xây dựng một hệ sinh thái tuần hoàn, chúng ta mới có thể hướng đến một nền kinh tế bền vững và giảm thiểu tối đa tác động của rác thải bao bì đến môi trường.

Bài viết liên quan
Thực Trạng Rác Thải Bao Bì Tại Việt Nam

Rác thải bao bì đang trở thành một trong những vấn đề môi trường cấp bách tại Việt Nam. Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), mỗi năm, Việt Nam phát sinh khoảng 3,9 triệu tấn rác thải nhựa, nhưng chỉ 10-15% được thu gom và tái chế. Đặc biệt, bao bì nhựa chiếm phần […]

EPR – Giải pháp then chốt cho tái chế bao bì tại Việt Nam

Mỗi năm, hàng triệu tấn rác thải nhựa và bao bì bị thải ra môi trường, gây áp lực lớn lên hệ sinh thái. Trước thực trạng đó, chính sách Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) xuất hiện như một giải pháp đột phá, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và nâng […]

Loại nhựa nào độc hại, loại nhựa nào an toàn đựng
thực phẩm?

Nhựa rất tiện dụng và được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, hạt vi nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể con người gây ra nhiều phản ứng có hại. Vậy loại nhựa nào độc hại, loại nhựa nào an toàn? Và có cách nào để phân biệt các loại nhựa độc hại và […]

CUỘC THI “HÀNH ĐỘNG XANH – MÔI TRƯỜNG SẠCH”

Các bạn thân mến! Nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề về môi trường và khuyến khích thực hiện các hành động xanh. Trong tháng 11 này, Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) và Lagom Viet Nam phối hợp cùng chính thức phát động cuộc thi “Hành động […]

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (Extended Producer Responsibility – EPR)

  Ngày 15-16/6/2021, IUCN phối hợp cùng Vụ pháp chế, Bộ TNMT tổ chức hội thảo tập huấn báo chí về EPR nhằm mục đích tăng cường truyền thông về EPR thông qua báo chí truyền thống để nâng cao nhận thức về cách tiếp cận này, từ đó thúc đẩy việc thực hiện EPR […]