Chai nhựa tái chế: Xu hướng
tiêu dùng ‘xanh’ trong ngành nước đóng chai

20/10/2023
Các sản phẩm ‘sạch’ và ‘xanh’ không ngừng được ưa chuộng khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến môi trường. Sau sự xuất hiện của các loại bao bì đóng gói có thể tự hủy hay sử dụng lại… giờ đây là sự lên ngôi của những chai làm từ nhựa tái chế.
Hút hàng trong siêu thị

Chỉ mới lên kệ trong hệ thống GO! / Big C từ đầu tháng 3-2021, dòng nước khoáng La Vie dùng chai nhựa tái chế nhận được quan tâm rất lớn. Theo đại diện ngành hàng thực phẩm nước của GO! / Big C, doanh số của mặt hàng này tăng trưởng nhanh trong chưa đầy một tháng ra mắt, khách hàng phản hồi tích cực.

Khách mua tại GO! / Big C chọn sản phẩm dùng chai nhựa tái chế để ủng hộ bảo vệ môi trường

Vị đại diện này cho biết thêm, chai và bao bì làm từ nhựa tái chế đã phổ biến ở nhiều quốc gia, trở thành hướng đi mới trong ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) trên thế giới. “Với chiến lược bền vững về môi trường, chúng tôi tiên phong đưa những sản phẩm thân thiện với môi trường, như nước khoáng La Vie dùng chai nhựa tái chế, đến tay người tiêu dùng” – vị này nói.

Tương tự, bà Trần Thị Mai Sương, Trưởng phòng thu mua chuỗi cửa hàng tiện lợi B’s Mart cho biết, những năm gần đây, sức mua với các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng hoặc tự hủy tăng mạnh. Chẳng hạn, chỉ sau vài tuần bày bán, sản phẩm nước khoáng La Vie dùng chai nhựa tái chế được không ít bạn trẻ “săn đón”.

Các chuyên gia phân tích, trước đây lợi ích sức khỏe, giá cả và niềm tin vào nhãn hàng là những quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Nay yếu tố “xanh” không thể thiếu trong bộ tiêu chí mua sắm, nghĩa là mặt hàng không để lại tác động xấu cho môi trường. Xu thế này sẽ càng mạnh lên khi ý thức bảo vệ tự nhiên tiếp tục lan rộng trong cộng đồng.

Vì thế, không ngạc nhiên khi các sáng kiến “xanh” vừa ra đời đều được khách hàng hào hứng chấp nhận, từ ống hút tre, ống hút bột mì,… hay mới đây nhất là chai làm từ nhựa tái chế dùng cho ngành thức uống.

Hiện nước khoáng La Vie dùng chai nhựa tái chế có mặt tại các chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi, như GO! / Big C, AEON, GS25, B’s Mart…

An toàn với sức khỏe

Chai làm từ nhựa tái chế dùng cho các sản phẩm nước uống bắt đầu xuất hiện từ những năm 1990. Từ năm 2018 đến nay, các hãng nước giải khát lớn đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng loại chai này tại nhiều thị trường Bắc Mỹ và châu Âu. Chính phủ nhiều nước cũng khuyến khích dùng chai nhựa tái chế nhằm đem lại cơ hội tái sinh cho mỗi vỏ chai được thu gom, hạn chế nhựa mới.

Ở Việt Nam, nhựa tái chế hiện khá quen thuộc, nhưng nhựa tái chế chuyên dùng cho ngành F&B chỉ mới được sử dụng gần đây. La Vie là nhãn hiệu nước khoáng đầu tiên trong nước dùng chai làm từ nhựa tái chế. Mở đầu với sản phẩm nước khoáng thiên nhiên La Vie 700ml dùng chai có 50% thành phần từ nhựa tái chế.

Thông tin về chai nhựa tái chế được ghi rõ trên nhãn để người mua lựa chọn

Chai nhựa tái chế La Vie tuân theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp” do Bộ Y tế ban hành (QCVN 12-1:2011/BYT), nên an toàn với người dùng.

Sáng kiến của La Vie bắt đầu được giới thiệu cuối năm 2020. Khi ấy, thông tin được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội và nhận hàng ngàn lời bình luận tích cực từ những bạn trẻ quan tâm đến môi trường.

Chị Mai Hoa (ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) – khách mua hàng GO! / Big C – cho biết thường chọn nước đóng chai vì tiện lợi mang xách, nhưng biết được chai nhựa cần hàng trăm năm để phân hủy lại có chút đắn đo mỗi khi muốn mua hàng.

Lúc biết được chai làm từ nhựa tái chế xuất hiện tại Việt Nam, chị thích ngay. “Tôi nghĩ đây là việc tốt và cần được khuyến khích, còn hơn là chúng ta không làm gì cả để mặc môi trường kêu cứu“, chị Mai Hoa nói.

Mới đây, người mẫu kiêm “travel blogger” Trần Quang Đại chia sẻ trong những chuyến du lịch ngoại quốc, anh để ý chai nhựa tái chế được người dân, đặc biệt là giới trẻ, ưu tiên dùng ở nhiều nước châu Âu. Họ chủ động bày tỏ ý thức với môi trường, và luôn mong muốn góp một phần nhỏ vào quá trình làm “xanh” Trái đất.

Người mẫu kiêm “travel blogger” Trần Quang Đại chia sẻ về chai nhựa tái chế

Đối với Đại, phải nói rõ nhựa trong nhiều trường hợp vẫn là vật liệu tốt nhất cho bao bì thực phẩm và đồ uống vì rất an toàn và tiện lợi. Hạn chế sử dụng nhựa là đúng, nhưng suy cho cùng lỗi không phải ở nhựa, việc quan trọng là chúng ta phải thu gom và tái chế chúng” – Quang Đại nói. 

Song song đó, Quang Đại cho rằng người tiêu dùng cũng cần bỏ rác đúng nơi quy định, vừa giữ không gian sống sạch sẽ, vừa tăng khả năng tái chế sau khi sử dụng.

Không phải nhựa tái chế nào cũng được dùng đựng thức uống

Theo các chuyên gia, hiện nay có nhiều loại nhựa tái chế. Nhựa chứa nhiều tạp chất thường được tái chế thành những sản phẩm, như thau, chậu..

Ngược lại, nhựa nguyên sinh (như PET, PP) có thể được tái chế thành chai mới dùng trong ngành F&B.

Nhờ sự phát triển của khoa học và quy trình tái chế nghiêm ngặt, sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và gần như không khác biệt so với nhựa mới. Tại Việt Nam, bất kể chai làm từ nhựa mới hay nhựa tái chế dùng trong ngành đồ uống đều phải đạt tiêu chuẩn theo QCVN 12-1:2011/BYT.

(Theo Tuổi Trẻ)

Bài viết liên quan
Xả rác bao nhiêu, trả tiền bấy nhiêu

PAYT là chính sách buộc người dân phải trả phí dựa trên lượng rác họ vứt đi, vì thế còn được gọi bằng các tên khác như “giá biến đổi theo lượng rác” hay “trả tiền theo mức độ lãng phí”. Vứt rác theo túi PAYT tại Plympton. Ảnh: Sở Bảo vệ môi trường Massachusetts. […]

[Tiêu điểm thành viên] Coca-Cola khánh thành nhà máy 136 triệu USD tại Tây Ninh

Công ty TNHH Nước Giải Khát Coca-Cola Việt Nam vừa chính thức khánh thành nhà máy có tổng vốn đầu tư 136 triệu USD tại khu công nghiệp Phú An Thạnh (Bến Lức, Tây Ninh). Đây cũng là nhà máy thực phẩm đồ uống đầu tiên đạt chứng nhận Công trình xanh LEED cấp độ […]

KPMG: Việt Nam cần 9 tỷ USD để giảm rác thải nhựa

Để đạt được các mục tiêu giảm nhựa, chuyên gia của KPMG cho rằng Việt Nam cần huy động 9 tỷ USD trong 5 năm tới. Tại hội thảo triển khai Chương trình Đối tác hành động quốc gia về nhựa (NPAP) do Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng Chương trình Phát triển Liên […]

EPR định hình tương lai ‘xanh’ của ngành giấy

Cơ chế Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đang mở ra cơ hội lớn cho ngành giấy Việt Nam, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả tái chế… Đây là nhận định của ông Lương Chí Hiếu – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hiệp hội […]

Người Đông Nam Á đang ‘ăn nhựa mỗi ngày’ mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó người dân Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam được cho là ‘ăn’ nhiều hạt vi nhựa nhất thế giới. Quan sát qua kính hiển vi, những đốm đen trên màn hình hiển thị những mảnh nhựa […]