Một ‘ông lớn’ ngành sữa cam kết sẽ tái chế 100%
rác thải bao bì

09/01/2024
Những lớp nhựa bên ngoài vỏ sữa thuộc loại rác thải khó phân hủy. Dù gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường nhưng việc thu gom và tái chế hộp sữa mới chỉ dừng lại ở các dự án nhỏ lẻ, rời rạc.

Ngày 14-11, Tập đoàn Friesland Campina – đơn vị sở hữu các thương hiệu sữa và sản phẩm từ sữa nổi tiếng như Cô Gái Hà Lan, Friso, Yomost, Fristi… – đã ký thỏa thuận hợp tác cùng Công ty giấy Đồng Tiến Bình Dương và Công ty cơ khí xây dựng Trường Thịnh cam kết tái chế 100% rác thải bao bì của mình tới năm 2030.

Theo đó, “ông lớn” đầu ngành sữa – cũng là một thành viên của PRO Việt Nam, sẽ hỗ trợ các đối tác trong việc thu gom và tái chế bao bì giấy vỏ hộp sữa và giấy các tông. 

Cụ thể, Friesland Campina sẽ phối hợp Trường Thịnh đầu tư tạo mạng lưới thu gom bao bì giấy vỏ hộp sữa và giấy các tông ở các khu dân cư, trường học… và phối hợp cùng Đồng Tiến tái chế bao bì ứng dụng công nghệ cao.

Ông Richard Kiger – tổng giám đốc Friesland Campina Việt Nam – chia sẻ đây là bước đi tiên phong của Friesland Campina Việt Nam trong việc chủ động thực thi nghị định Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR – Extended Producer Responsibility) có hiệu lực từ 1-1-2024.

Các loại rác thải nhựa do người dân thải loại ken đặc dưới lòng cống TP.HCM – Ảnh: NGỌC HIỂN

Theo thống kê, Việt Nam nằm trong 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất và cao hơn mức trung bình thế giới. Chỉ tính riêng các vỏ hộp sữa, mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường đến 10 – 15 tỉ vỏ hộp, nhưng con số thu gom và tái chế các loại vỏ đồ uống chưa đến 5%.

Theo ông Hoàng Trung Sơn – tổng giám đốc Công ty TNHH giấy Đồng Tiến, vỏ hộp sữa được xem là một trong những loại rác thải khó tái chế bởi nó được tổng hợp từ nhiều loại vật liệu. Muốn tái chế phải qua nhiều công đoạn, ứng dụng dây chuyền, máy móc hiện đại để bóc tách phần của vỏ sữa.

Tuy gây tác động lớn tới môi trường nhưng hiện việc tái chế hộp sữa mới chỉ dừng lại ở các dự án manh mún, nhỏ lẻ, rời rạc. 

Được biết, Friesland Campina là một trong những thành viên đồng sáng lập Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam). Hiện bao bì của Friesland Campina đã có khả năng tái chế tới 95%. Trong đó, nổi bật phải kể đến bao bì giấy nâu sữa Cô Gái Hà Lan có nguồn gốc từ bã mía ra mắt thị trường vào giữa năm 2022. Ngay từ đầu năm 2023, thông qua PRO Việt Nam, Friesland Campina đã thực hiện thu gom và tái chế bao bì ngay trước khi EPR đi vào hiệu lực.

(Theo Tuổi Trẻ)

 
Bài viết liên quan
Việt Nam Ủng Hộ Có Thỏa Thuận Toàn Cầu Về Ô Nhiễm Nhựa

Ngày 23/4, phiên họp thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) về rác thải nhựa đã chính thức diễn ra tại Ottawa, Canada với sự tham dự của các nhà đàm phán đến từ 176 quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Quang cảnh chung của phiên họp Mục tiêu […]

Thỏa Thuận Toàn Cầu Về Ô Nhiễm Nhựa Bước Vào Phiên Đàm Phán Thứ 4

Việt Nam cùng với gần 180 quốc gia đã bước vào Phiên thứ tư Hội nghị đàm phán liên chính phủ về xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa (INC-4) tại Ottawa, Canada. Đây là phiên đàm phán có số lượng đại biểu đăng ký tham dự đông nhất từ trước đến […]

Ra Mắt ‘Việt Nam Xanh’ – Chuỗi Hoạt Động Lan Tỏa Thông Tin Về Kinh Tế Xanh

Tại hội thảo ‘Thị trường tín chỉ carbon – Động lực xây dựng Việt Nam Xanh’ sáng 20-4, báo Tuổi Trẻ đã công bố, chính thức ra mắt chuyên trang ‘Việt Nam Xanh’. Nghi thức công bố dự án Việt Nam Xanh Hoạt động nhằm lan tỏa những câu chuyện, hành động cụ thể của […]

PRO Việt Nam Hỗ Trợ An Sinh Xã Hội Và Nguồn Vốn Vay Cho Lực Lượng Thu Gom Rác Dân Lập

Liên Minh Tái Chế Bao Bì Việt Nam (PRO Việt Nam) phối hợp với tổ chức Chuyên trách về môi trường và phát triển Thế giới Thứ Ba (ENDA Việt Nam) hỗ trợ an sinh xã hội và quỹ quay vòng vốn cho lực lượng thu gom rác dân lập tại Tp. Hồ Chí Minh. […]

Saigon Co.op ký kết với Winrock International triển khai mô hình tuần hoàn chất thải

Ngày 12-4-2024, Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với Tổ chức Winrock International. Theo đó, hai bên cùng cam kết giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng cách tạo ra mô hình tuần hoàn chất thải, tăng cường phân loại tại nguồn và […]