Gợi Ý Tái Sử Dụng Bao Bì Nhựa

23/04/2025

Trong hành trình hướng tới lối sống xanh và giảm thiểu rác thải nhựa, tái sử dụng chính là một trong những giải pháp hiệu quả, dễ áp dụng nhất.

Nguyên tắc 3R (Reduce (Giảm thiểu) – Reuse (Tái sử dụng) – Recycle (Tái chế)) trong kiểm soát xả thải được đưa ra nhằm giảm thiểu xả thải ra môi trường và tối ưu hóa nguồn tài nguyên quanh ta. Trong đó, tái sử dụng được đề cập là một bước quan trọng của nguyên tắc, cùng PRO Việt Nam tìm hiểu một số gợi ý Tái sử dụng sau:

Túi Nhựa Dùng Một Lần

Một chiếc túi nhựa chỉ được sử dụng trung bình trong 12 phút, nhưng có thể mất tới 1.000 năm để phân hủy trong môi trường tự nhiên. Ảnh: Internet.

Từ năm 2015, các siêu thị tại Anh đã áp dụng chính sách thu phí túi nhựa, và đến năm 2021, quy định này được mở rộng ra tất cả các cửa hàng. Nhờ đó, lượng rác thải nhựa đã giảm đáng kể.
Tuy nhiên, túi nhựa vẫn hiện diện ở khắp nơi – từ ngăn kéo bếp cho đến từng góc nhỏ trong ngôi nhà của chúng ta.

Tái sử dụng túi nhựa

  • Dùng lại khi đi mua sắm: Giải pháp đơn giản, tiết kiệm và thân thiện với môi trường.
  • Khi quai túi đứt: Cắt túi nhựa cũ thành sợi dài để tạo “len nhựa”, có thể dùng để đan giỏ.
  • Tạo vải nhựa: Ép nhiều lớp túi lại với nhau để tạo thành vải nhựa dẻo và bền, dùng cho các sản phẩm handmade.

Hộp Sữa Chua (Yogurt)

Mặc dù các hộp sữa chua thường có nắp làm từ màng nhôm hoặc nhựa, khiến việc tái đóng kín gặp khó khăn, nhưng chúng vẫn có thể được tái sử dụng một cách hiệu quả và sáng tạo.

Tái sử dụng hộp sữa chua

  • Tái sử dụng để đựng sơn, bút, dao muỗng, hoặc làm chậu cây mini.
  • Vật liệu sáng tạo cho trẻ em: Chỉ cần lật úp hộp, bạn có thể biến chúng thành lâu đài, núi lửa, tàu vũ trụ hay bất kỳ vật gì mà trí tưởng tượng của trẻ em có thể nghĩ ra.

Chai Nhựa

Tại Anh, mỗi ngày có đến 35,8 triệu chai nhựa được sử dụng, nhưng chỉ hơn một nửa trong số đó được tái chế, cho thấy cần phải có những biện pháp hiệu quả hơn hoặc tái sử dụng.

Tái sử dụng chai nhựa

  • Bình tưới cây: Đục vài lỗ trên nắp chai để làm bình tưới cây.
  • Hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước: Dùng chai lớn để thiết kế hệ thống tưới tiết kiệm nước cho vườn.
  • Máng ăn cho chim: Chai nhựa có thể trở thành máng ăn cho chim

Túi Bánh Mì

Tương tự như túi nhựa siêu thị, túi bánh mì có thể cắt thành sợi nhựa để đan giỏ hoặc làm vải nhựa. Tuy nhiên, với hình dáng mềm, chúng còn có nhiều cách sử dụng thông minh khác.

Tái sử dụng túi bánh mì

  • Dã ngoại (picnic): Túi bánh mì là lựa chọn tuyệt vời để đựng sandwich hoặc đồ ăn vặt, đơn giản và tiện lợi.
  • Túi đựng thực phẩm khô khi mua sắm: Túi bánh mì có kích thước lý tưởng để đựng mì, gạo, hạt khô mà không cần hộp đựng cồng kềnh.
  • Dọn phân thú cưng: Túi bánh mì cũng có thể dùng để dọn phân thú cưng trong những buổi đi dạo, gọn gàng và tiết kiệm.

Hộp Nhựa

Tái sử dụng hộp nhựa

Các hộp nhựa đựng thức ăn mang đi là giải pháp tuyệt vời để sắp xếp các vật dụng nhỏ trong nhà như kim bấm, cúc áo,… . Chúng còn có thể xếp chồng, giúp việc lưu trữ gọn gàng hơn. 

Hộp nhựa đựng gia vị cũng rất hữu ích trong việc trộn sơn, keo, hoặc các sản phẩm DIY khác, giúp bảo vệ các vật dụng như chén đĩa khỏi hư hại. Và khi không cần, chỉ cần đậy nắp lại để giữ cho sản phẩm không bị khô.

Nguồn: fillinggood.co.uk

Hành động nhỏ, tác động lớn

Ngoài cách tái sử dụng, nếu có thể, giảm thiểu mua sắm các sản phẩm nhiều bao bì không cần thiết hoặc các sản phẩm dùng một lần cũng sẽ góp phần không nhỏ đối với việc hạn chế xả thải của gia đình bạn.

Thói quen phân loại rác tại nguồn cũng giúp tăng hiệu quả thu gom – tái chế, biến rác thải trở lại thành tài nguyên phục vụ sản xuất, cuộc sống, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Những thói quen hằng ngày trong lúc mua sắm, tiêu dùng hay xả thải tuy nhỏ nhưng lại có tác động lớn đến môi trường. Cùng PRO Việt Nam thay đổi thói quen tiêu dùng bền vững, vì một Việt Nam Xanh – Sạch – Đẹp! 

Bài viết liên quan
Tìm Hiểu Hành Vi Tiêu Dùng Đối Với Sản Phẩm Bao Bì Xanh Tại Việt Nam

Bối Cảnh Toàn Cầu Và Thay Đổi Từ Người Tiêu Dùng Trẻ Với sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội hiện đại, ngày càng có nhiều người tiêu dùng nhận thức rõ hơn về tác động tiêu cực mà hành vi tiêu thụ của họ có thể gây ra đối với môi trường. Trong […]

7 Loại Hộp Đựng Đồ Ăn Mang Đi Không Nên Cho Vào Thùng Tái Chế

Bạn có thể nghĩ rằng trong năm 2025, hầu hết các loại hộp đựng đồ ăn mang đi đều có thể tái chế — nhưng sự thật lại không hoàn toàn như vậy. Một số vật liệu như thủy tinh và giấy gần như luôn được chấp nhận trong hệ thống tái chế. Tuy nhiên, […]

Chuỗi Thu Gom – Tái Chế Bao Bì: Vai Trò Và Trách Nhiệm Của Từng Mắt Xích

Chuỗi thu gom – tái chế bao bì đóng vai trò then chốt trong việc giảm thiểu rác thải và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Một hệ thống thu gom hiệu quả không chỉ giúp tăng tỷ lệ tái chế mà còn tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm […]

Thực Trạng Rác Thải Bao Bì Tại Việt Nam

Rác thải bao bì đang trở thành một trong những vấn đề môi trường cấp bách tại Việt Nam. Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), mỗi năm, Việt Nam phát sinh khoảng 3,9 triệu tấn rác thải nhựa, nhưng chỉ 10-15% được thu gom và tái chế. Đặc biệt, bao bì nhựa chiếm phần […]

EPR – Giải pháp then chốt cho tái chế bao bì tại Việt Nam

Mỗi năm, hàng triệu tấn rác thải nhựa và bao bì bị thải ra môi trường, gây áp lực lớn lên hệ sinh thái. Trước thực trạng đó, chính sách Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) xuất hiện như một giải pháp đột phá, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và nâng […]