Ban hành định mức đóng phí hỗ trợ tái chế bao bì, sản phẩm

24/03/2025

Trước ngày 20/4/2025, nhà sản xuất, nhập khẩu phải nộp tiền đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế. Và, định mức Fs vừa ban hành là cơ sở để thực hiện quy định này.

 

Định mức Fs là gì?

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản dưới luật, bắt đầu từ năm 2025, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu săm lốp; pin và ắc quy, dầu nhớt; bao bì; điện, điện tử phải thực hiện trách nhiệm tái chế bao bì, sản phẩm.

Cũng theo quy định, trước ngày 20/4 hằng năm, nhà sản xuất, nhập khẩu phải nộp tiền đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam nếu chọn phương án đóng tiền thay cho phương án tự tổ chức tái chế.

Số tiền các doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức: F = R x V x Fs. Trong đó F là tổng số tiền, R là tỷ lệ tái chế bắt buộc, V là khối lượng sản phẩm, bao bì, Fs là định mức chi phí tái chế đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì.


Fs là cơ sở để các doanh nghiệp đóng tiền hỗ trợ tái chế vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trước ngày 20/4/2025. Ảnh: Phạm Oanh.

Theo ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Nông nghiệp và Môi trường,  định mức Fs là chìa khóa thực hiện trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất (EPR). Nếu không có Fs thì sẽ không có cơ sở để các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ của mình. Hơn nữa, thiếu Fs sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ký kết hợp đồng giữa các đơn vị tái chế được thuê hoặc được ủy quyền với nhà sản xuất, nhập khẩu. Chính vì vậy, Fs vừa mới được ban hành là rất kịp thời để các doanh nghiệp thực hiện tuân thủ nghiêm trách nhiệm tái chế bao bì, sản phẩm của mình.

Theo bảng định mức Fs mới được ban hành thì Fs đối với bao bì giấy, carton là 1.938 đồng/kg; bao bì giấy hỗn hợp đa lớp là 6.548 đồng/kg; bao bì nhôm là 2.448 đồng/kg; bao bì sắt và kim loại khác là 3.6722 đồng/kg; bao bì nhựa PET cứng là 1.979 đồng/kg; ắc quy chì là 18.278 đồng/kg; dầu nhớt cho động cơ là 8.568 đồng/kg…

Định mức Fs đúng, đủ, phù hợp và khuyến khích tái chế bền vững

Ngay từ khi xây dựng và thực thi chính sách EPR, định mức Fs là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Đã có nhiều ý kiến trái chiều khi xoay quanh các bản dự thảo định mức Fs được đơn vị xây dựng đưa ra. Chính vì vậy, đơn vị xây dựng chính sách đã khảo sát, lấy ý kiến của doanh nghiệp và các cơ sở tái chế ở cả hai miền Nam, Bắc để đưa ra bảng định mức Fs đúng, đủ, phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.

Theo Ông Hứa Phú Doãn – Phó Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam, hiện nay, chi phí đầu tư cũng như các chi phí liên quan đến việc tái chế khá cao. Nếu định mức Fs thấp sẽ không thể tạo động lực tài chính để thúc đẩy các nhà tái chế đầu tư tái chế các sản phẩm, bao bì hiện không được hoặc ít được tái chế (như pin, ắc quy, phế liệu thủy tinh như bóng đèn…) do không có lợi nhuận đáng kể. Chính vì vậy, chi phí tái chế Fs phù hợp sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động tái chế bao bì, sản phẩm, đặc biệt là đầu tư vào công nghệ, tránh ô nhiễm kép, ảnh hưởng đến môi trường.

Đồng quan điểm này, nhiều chuyên gia cho rằng, định mức Fs đúng, đủ, phù hợp như hiện nay còn góp phần khuyến khích, thúc đẩy các nhà sản xuất thay đổi thiết kế bao bì thân thiện với môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa.

 

Nguồn: báo Nông nghiệp Việt Nam

Bài viết liên quan
EPR định hình tương lai ‘xanh’ của ngành giấy

Cơ chế Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đang mở ra cơ hội lớn cho ngành giấy Việt Nam, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả tái chế… Đây là nhận định của ông Lương Chí Hiếu – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hiệp hội […]

Người Đông Nam Á đang ‘ăn nhựa mỗi ngày’ mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó người dân Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam được cho là ‘ăn’ nhiều hạt vi nhựa nhất thế giới. Quan sát qua kính hiển vi, những đốm đen trên màn hình hiển thị những mảnh nhựa […]

[Tiêu điểm thành viên] Suntory Pepsico: Hợp tác công – tư bảo tồn nguồn nước gắn với rừng đầu nguồn

Chương trình ‘Water of Life: Bảo tồn nguồn nước – Vì một Việt Nam xanh’ năm 2025 nằm trong khuôn khổ hợp tác công – tư hướng đến bảo tồn rừng, nguồn nước… Ngày 5/7 tại Hà Nội, Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Công ty TNHH Nước […]

Ngành bao bì và tái chế ‘bứt tốc’ trên đường đua xanh

Ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển đổi xanh, đầu tư bao bì theo chuẩn bền vững xuyên suốt từ thiết kế đầu vào đến tái chế đầu ra. Chị Đoàn Trần Hoàng My sử dụng máy Botol đặt tại cửa hàng Annam Gourmet để tái chế các chai nhựa – Ảnh: QUANG ĐỊNH. Theo Bộ […]

Bổ sung nhiều điểm mới trong Dự thảo Nghị định về EPR

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường giải đáp nhiều thắc mắc cũng như làm rõ nhiều nội dung mới được bổ sung trong Dự thảo Nghị định về EPR. Làm rõ một số trường hợp đặc thù Tại Hội thảo “Phổ biến và lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định về […]