Tỷ lệ chôn lấp rác thải giảm

06/02/2024
Trong bốn năm 2019-2023, lượng rác xử lý bằng phương pháp chôn lấp trên cả nước giảm 6%, phương pháp đốt tăng 7%.

Thông tin được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố tại Hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2023, sáng 31/12.

Lãnh đạo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường cho biết lượng chất thải rắn phát sinh mỗi ngày ở Việt Nam hiện khoảng 67.100 tấn, tăng gần 2.500 so với năm thống kê Hiện trạng môi trường quốc gia năm 2019. Trong đó, khu vực đô thị phát sinh gần 37.000 tấn, tăng gần 1.300 tấn.

Hà Nội và TP HCM chiếm 23% lượng rác thải cả nước và 46% lượng rác thải ở khu vực đô thị.

Nhà máy xử lý rác Nam Sơn, Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thành

Tỷ lệ thu gom hiện nay ở khu vực đô thị đạt 95%, nông thôn 71%. Cả nước có hơn 1.320 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt năm 2019, nay tăng lên hơn 1.700 bao gồm gần 470 lò đốt (tăng 90), hơn 1.200 bãi chôn lấp (tăng 120).

Ba nhà máy đốt rác phát điện lớn đang hoạt động gồm nhà máy điện rác Sóc Sơn công suất 4.000 tấn mỗi ngày, nhà máy tại Cần Thơ công suất 400 tấn và tại Bắc Ninh 180 tấn.

“Việc xử lý bằng phương pháp đốt phát điện, khí hóa những năm tới dự kiến tăng vì 15 nhà máy đốt rác đang được xây dựng”, đại diện Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường nói và cho biết tăng lượng rác đốt sẽ giảm áp lực ô nhiễm môi trường đất, nước cho các địa phương.

Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá kết quả trên đáng ghi nhận, song tỷ lệ chôn lấp vẫn ở mức cao, công nghệ xử lý ở nhiều địa phương chưa đáp ứng yêu cầu. Việc triển khai các dự án xử lý chất thải với công nghệ hiện đại còn chậm, một số địa phương lúng túng trong lựa chọn công nghệ. Quy hoạch nơi đặt vị trí nhà máy xử lý rác gặp phải sự phản đối của người dân.

Giải pháp được cơ quan môi trường đưa ra là huy động mọi nguồn lực để xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng giảm hỗ trợ từ ngân sách, áp giá dịch vụ, từng bước điều chỉnh giá để bù đắp kinh phí thu gom, xử lý.

(Theo Vnexpress)

Bài viết liên quan
Nỗ lực vì một Việt Nam xanh – sạch – đẹp

Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) tạo được uy tín trong các hoạt động thu gom và tái chế bao bì, và khẳng định vai trò trong việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Vừa qua, liên minh đã nhận bằng khen từ Bộ Tài nguyên và Môi trường […]

Cục Kiểm soát ô nhiễm chịu trách nhiệm về quản lý tái chế bao bì, sản phẩm

Theo quy định, nhà sản xuất, nhập khẩu săm lốp, pin và ắc quy thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1/1/2024; nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm điện, điện tử thực hiện trách nhiệm tái chế từ 1/1/2025. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa ký Quyết […]

Từ 1/1/2025, người dân không phân loại rác bị phạt đến một triệu đồng

Cá nhân, hộ gia đình phải phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành ba nhóm tái chế, thực phẩm và khác, nếu không sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến một triệu đồng. Phân loại rác tại nguồn là một trong những chính sách môi trường có hiệu lực từ 1/1/2025, theo hướng […]

Mỗi ngày cả nước tiêu tốn 3,35 triệu USD thu gom, xử lý rác thải

Việc phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả trong bảo vệ môi trường. Hiện trạng lượng chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam Ông Hồ Kiên Trung – Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát Ô nhiễm môi trường (Bộ Tài […]

Từ 03/02/2025, người thu gom có thể từ chối tiếp nhận chất thải không phân loại

Đây là một trong những quy định đáng chú ý tại Thông tư 35/2024/TT-BTNMT, ban hành ngày 19/12/2024 về quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.   Theo đó, tại Điều 5 quy định về quy trình kỹ thuật thu gom thủ công chất thải rắn sinh […]