Thực thi EPR: Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi gì?

09/04/2024

EPR yêu cầu các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm với việc thu gom, tái chế và xử lý các sản phẩm của họ sau khi không còn sử dụng được nữa. Vậy doanh nghiệp được hưởng ưu đãi gì khi thực hiện EPR?

Tái chế vỏ hộp giấy thành sản phẩm mái lợp sinh thái tại Nhà máy giấy Đồng Tiến. Ảnh: Tetra Pak

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là một phương pháp quản lý môi trường được áp dụng để đảm bảo rằng các sản phẩm sau khi sử dụng không gây ra tác động tiêu cực đến môi trường. EPR yêu cầu các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm với việc thu gom, tái chế và xử lý các sản phẩm của họ sau khi không còn sử dụng được nữa.

Tuy nhiên, hiện còn nhiều khó khăn trong thực thi EPR tại Việt Nam về cơ sở hạ tầng, chi phí đầu tư, yếu tố kỹ thuật… Dưới đây là chùm ý kiến của doanh nghiệp, nhà quản lý xoay quanh việc thực hiện EPR.

*Ông Lê Anh, Giám đốc Phát triển bền vững Công ty CP Nhựa tái chế Duy Tân: Đã có động thái tích cực từ thị trường.

Ông Lê Anh, Giám đốc Phát triển bền vững Công ty CP Nhựa tái chế Duy Tân. Ảnh: BNEWS/TTXVN

Đã có nhiều đơn vị liên hệ Công ty CP Nhựa tái chế Duy Tân để tìm hiểu về chính sách thu gom, đáp ứng nhu cầu thực thi EPR. Từ số lượng 3 doanh nghiệp hồi năm ngoái, năm nay đã có 6 doanh nghiệp tìm hiểu về chính sách này. Đây là động thái tích cực từ thị trường, các đơn vị có thể tham gia thu gom tái chế chai nhựa đã qua sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường.

Những chai nhựa qua quá trình thu gom tái chế của công ty có thể tạo ra những chai nhựa có thể sử dụng cho thực phẩm nên quy trình sản xuất và kiểm nghiệm sẽ tốn thời gian. Do đó, hiện công ty đa phần nhận được nhu cầu về thu gom, còn nhu cầu cho đơn hàng đầu ra sẽ có thể phát triển trong tương lai.

Khó khăn nhất đối với doanh nghiệp hiện nay là nhiều đơn vị còn chưa biết đến hoặc chưa tiếp cận được chính sách về EPR. Do đó, chúng tôi đề xuất đẩy mạnh hơn nữa truyền thông, giúp mọi người biết đến EPR, áp dụng được EPR vào doanh nghiệp và hiểu được tác dụng của EPR đối với doanh nghiệp thế nào.

Đối với doanh nghiệp, khi mới áp dụng EPR sẽ có thể tăng chi phí, tăng đầu tư nhưng khi áp dụng tốt thì đây là vấn đề tốt cho xã hội và môi trường.

*Ông Nguyễn Thi, Chuyên viên chính Vụ pháp chế – Bộ Tài Nguyên và Môi trường: Nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp thực thi EPR

Ông Nguyễn Thi, Chuyên viên chính Vụ pháp chế – Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Ảnh: BNEWS/TTXVN

Khó khăn của doanh nghiệp trong việc thực thi EPR hiện nay chủ yếu liên quan đến việc xác định xem những bao bì nào thuộc diện phải kê khai thực hiện trách nhiệm, lượng hàng hóa đưa ra thị trường…

Liên quan đến việc tổ chức thực hiện, doanh nghiệp nếu thuê hoặc ủy quyền đơn vị khác tái chế thì thách thức là làm sao thu gom được lượng bao bì không chỉ riêng của doanh nghiệp mà có thể là bao bì cùng loại để đáp ứng được khối lượng bao bì bắt buộc doanh nghiệp phải tái chế trong năm.

Trong khi đó hạ tầng thu gom, tái chế còn trong quá trình phát triển. Dù đã có một số cơ sở tái chế phát triển, quy mô nhưng cũng còn nhiều điểm tái chế quy mô nhỏ, làng tái chế… không đáp ứng được yêu cầu của EPR. Do đó, để đáp ứng được lượng thu gom tái chế, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, cân nhắc, lựa chọn nhà tái chế, thu gom để đáp ứng được trách nhiệm của mình.

Thị trường thu gom, tái chế được phát triển theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Hiện đã có các cơ chế khuyến khích ưu đãi như hỗ trợ các nhà tái chế trong việc miễn giảm thuế, tiền sử dụng đất, tăng tiếp cận tín dụng xanh, trái phiếu xanh… Đây là chính sách mạnh mẽ giúp các nhà tái chế, nhà đầu tư có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận hơn trong thu gom tái chế bao bì, từ đó giúp phát triển hạ tầng cơ sở, đáp ứng yêu cầu của EPR.

Đồng thời cũng có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tuần hoàn tập trung quá trình sản xuất sản phẩm sạch hơn, kéo dài vòng đời sản phẩm, tái sử dụng sản phẩm… giúp thị trường phát triển được.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành tiêu chí về nhãn sinh thái đối với các sản phẩm bao bì. Theo đó, yêu cầu nếu các bao bì sử dụng tối thiểu 20% nhựa tái chế sẽ được dán nhãn sinh thái. Khi có nhãn sinh thái này các cơ sở tái chế sẽ được hưởng nhiều ưu đãi như trên, giúp đẩy mạnh phát triển thị trường tái chế.

(Theo www.bnews.vn)

Bài viết liên quan
Hoàn thiện hành lang pháp lý EPR, hướng tới sản xuất có trách nhiệm

Việc xây dựng hành lang pháp lý EPR minh bạch, khả thi sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất có trách nhiệm, tiết kiệm tài nguyên, tăng năng lực cạnh tranh. Ngày 19/6 tại TP.HCM, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Môi […]

Tìm ra hai giải pháp đột phá trong xử lý rác thải nhựa

Xử lý rác thải nhựa là nhiệm vụ cấp bách hiện nay, và hai nghiên cứu từ các nhà khoa học của Mỹ có thể giải quyết vấn đề. Rác thải nhựa là vấn đề nhức nhối trên thế giới. Ảnh minh họa: Internet. Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak […]

Bán tín chỉ carbon: Tiềm năng lớn trong ngành nông nghiệp

Việt Nam được coi là nước có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon. Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm, tương đương 57 triệu tấn CO2 được hấp thụ. Thị trường mua bán tín chỉ giảm phát thải sẽ ngày […]

Đột phá từ Nhật Bản: Nhựa tan trong nước biển chỉ sau vài giờ

Một nhà nghiên cứu trình diễn mẫu nhựa phân hủy trong đại dương tại Trung tâm Khoa học Vật chất Mới nổi (CEMS) thuộc Viện nghiên cứu Riken, thành phố Wako, tỉnh Saitama, Nhật Bản, ngày 27 tháng 5 năm 2025. Ảnh: REUTERS/Manami Yamada. Wako, Nhật Bản – Các nhà nghiên cứu tại Nhật Bản […]

Phát triển xanh: Doanh nghiệp cất cánh nhờ công nghệ

Với công nghệ làm đòn bẩy và đổi mới sáng tạo làm động lực, nhiều doanh nghiệp đang vươn mình mạnh mẽ, bứt phá trên con đường phát triển xanh đầy thách thức. Các diễn giả, chuyên gia đến từ những doanh nghiệp đầu ngành chia sẻ các mô hình ứng dụng công nghệ nhằm […]