Thực hiện nhất quán, liên tục chính sách ưu đãi, hỗ trợ bảo vệ môi trường

25/10/2024

Chiều 23/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với lãnh đạo, đại diện các Bộ TN&MT, Tài chính, Tư pháp nghe báo cáo rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT).

Thực hiện nhất quán, liên tục chính sách ưu đãi, hỗ trợ bảo vệ môi trường- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh nguyên tắc thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ về BVMT là nhất quán, liên tục – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Dức Duy cho biết, năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật BVMT năm 2014, đã tạo điều kiện thực hiện thuận lợi, thông suốt chính sách ưu đãi về thuế đối với sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải; máy móc, trang thiết bị sử dụng xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải tập trung.

Tuy nhiên, sau khi Nghị định số 08/2022/NĐ-CP được ban hành thay thế Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/1/2022, Bộ Tài chính cho rằng Nghị định chưa quy định cụ thể để xác định sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải; chưa rõ, chưa cụ thể về điều kiện của đối tượng được miễn thuế. Vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tái chế, xử lý chất thải không được hưởng chính sách ưu đãi về thuế như trong Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

Thực hiện nhất quán, liên tục chính sách ưu đãi, hỗ trợ bảo vệ môi trường- Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy cho biết kể từ khi Nghị định số 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực thì việc thực hiện chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tái chế, xử lý chất thải bị tắc – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Do đó, yêu cầu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2022/NĐ-CP sau 2 năm thực hiện là rất cấp thiết. Bộ TN&MT đã chủ trì, làm việc với các Bộ Tài chính, Tư pháp để nghiên cứu các quy định của Luật BVMT, Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xác định rõ cơ sở pháp lý đối với quy định miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải và hiệu lực áp dụng từ ngày 10/1/2020 (thời điểm Nghị định 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành; quy định về máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng nhập khẩu để sử dụng trong các dự án, cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung được miễn thuế nhập khẩu.

Lãnh đạo Bộ TN&MT, Bộ Tư pháp, đại diện Bộ Tài chính đã trao đổi về những nội dung còn ý kiến khác nhau và thống nhất bổ sung báo cáo đánh giá tác động đối với hai nội dung sửa đổi, bổ sung nêu trên vào hồ sơ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; quy định chuyển tiếp để bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp theo Luật BVMT, Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu.

Thực hiện nhất quán, liên tục chính sách ưu đãi, hỗ trợ bảo vệ môi trường- Ảnh 3.

Lãnh đạo Bộ TN&MT, Bộ Tư pháp, đại diện Bộ Tài chính trao đổi và thống nhất về những nội dung còn ý kiến khác nhau – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh nguyên tắc thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ BVMT là nhất quán, liên tục, không để khoảng trống pháp luật làm ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể, doanh nghiệp liên quan. Những vướng mắc trong thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ về BVMT chủ yếu từ khâu xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn dưới luật (nghị định, thông tư).

Phó Thủ tướng giao Bộ TN&MT phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất phương án thực hiện chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp tái chế, xử lý chất thải từ thời điểm Nghị định số 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 10/1/2022) thống nhất với Luật BVMT, Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu; hướng dẫn trình tự, thủ tục cho doanh nghiệp thực hiện.

Nguồn: Bộ Tài nguyên & Môi trường

Bài viết liên quan
Xả rác bao nhiêu, trả tiền bấy nhiêu

PAYT là chính sách buộc người dân phải trả phí dựa trên lượng rác họ vứt đi, vì thế còn được gọi bằng các tên khác như “giá biến đổi theo lượng rác” hay “trả tiền theo mức độ lãng phí”. Vứt rác theo túi PAYT tại Plympton. Ảnh: Sở Bảo vệ môi trường Massachusetts. […]

[Tiêu điểm thành viên] Coca-Cola khánh thành nhà máy 136 triệu USD tại Tây Ninh

Công ty TNHH Nước Giải Khát Coca-Cola Việt Nam vừa chính thức khánh thành nhà máy có tổng vốn đầu tư 136 triệu USD tại khu công nghiệp Phú An Thạnh (Bến Lức, Tây Ninh). Đây cũng là nhà máy thực phẩm đồ uống đầu tiên đạt chứng nhận Công trình xanh LEED cấp độ […]

KPMG: Việt Nam cần 9 tỷ USD để giảm rác thải nhựa

Để đạt được các mục tiêu giảm nhựa, chuyên gia của KPMG cho rằng Việt Nam cần huy động 9 tỷ USD trong 5 năm tới. Tại hội thảo triển khai Chương trình Đối tác hành động quốc gia về nhựa (NPAP) do Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng Chương trình Phát triển Liên […]

EPR định hình tương lai ‘xanh’ của ngành giấy

Cơ chế Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đang mở ra cơ hội lớn cho ngành giấy Việt Nam, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả tái chế… Đây là nhận định của ông Lương Chí Hiếu – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hiệp hội […]

Người Đông Nam Á đang ‘ăn nhựa mỗi ngày’ mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó người dân Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam được cho là ‘ăn’ nhiều hạt vi nhựa nhất thế giới. Quan sát qua kính hiển vi, những đốm đen trên màn hình hiển thị những mảnh nhựa […]