Thành công mô hình thu gom rác thải nhựa sinh hoạt trên tàu cá

16/04/2025

Bình Định – Mô hình thí điểm thu gom rác thải nhựa sinh hoạt trên tàu cá đưa vào bờ tại Cảng cá Quy Nhơn đã nâng cao ý thức bảo bệ môi trường biển của ngư dân.

Ngày 13/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định phối hợp với UBND thành phố Quy Nhơn cùng Ban Quản lý Cảng cá Bình Định tổ chức hội nghị báo cáo kết quả thực hiện mô hình trong năm 2024. Mô hình nằm trong khuôn khổ dự án “Thí điểm các mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải ngành thủy sản nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại thành phố Quy Nhơn” do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ giai đoạn 2022 – 2024.

Bà Hà Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định phát biểu tại hội nghị. Ảnh: V.Đ.T.
Bà Hà Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định phát biểu tại hội nghị. Ảnh: V.Đ.T.

Mục tiêu của mô hình nhằm quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa sinh hoạt trên tàu cá xả thải ra biển; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của ngư dân trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường biển; chống việc xả thải rác thải nhựa ra đại dương và tạo việc làm, tăng thu nhập cho khối lao động phi chính thức thông qua việc thu gom, phân loại, tái chế rác thải nhựa sinh hoạt trên tàu cá.

Mô hình thí điểm được thực hiện trên 100 tàu cá đánh bắt xa bờ thường xuyên ra vào Cảng cá Quy Nhơn (thành phố Quy Nhơn, Bình Định) và 100 tàu cá thường xuyên ra vào Cảng cá Đề Gi (huyện Phù Cát), Cảng cá Tam Quan (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định).

Ông Trần Văn Vinh, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Bình Định với túi đựng rác thải hỗ trợ cho ngư dân. Ảnh: V.Đ.T.
Ông Trần Văn Vinh, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Bình Định với túi đựng rác thải hỗ trợ cho ngư dân. Ảnh: V.Đ.T.

Qua điều tra của ngành chức năng đối với 100 tàu cá thường xuyên ra vào Cảng cá Quy Nhơn, trong mỗi chuyến biển kéo dài khoảng 20 ngày, lượng nhựa từ các loại chai nước uống và thực phẩm phục vụ cho thuyền viên khoảng hơn 1.386kg; lượng nhôm từ các loại nước uống của 100 tàu cá trong 1 chuyến biển là gần 287kg; lượng nhựa các loại bao bì dùng để đựng, bảo quản sản phẩm thủy sản trong 1 chuyến đánh bắt của 100 tàu cá là hơn 582kg.

Theo đó, bình quân lượng nhựa từ các loại nước uống và thực phẩm do thuyền viên sinh hoạt của thuyền viên trên 1 tàu cá trong 1 chuyến biển là gần 14kg; lượng nhôm từ các loại nước uống phục vụ cho thuyền viên của 1 tàu cá trong 1 chuyến biển là gần 3kg và lượng nhựa các loại bao bì dùng để đựng, bảo quản sản phẩm thủy sản của 1 tàu cá trong 1 chuyến biển là gần 6kg.

Ông Đào Xuân Thiện, Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá Bình Định phát biểu tại hội nghị. Ảnh: V.Đ.T.
Ông Đào Xuân Thiện, Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá Bình Định phát biểu tại hội nghị. Ảnh: V.Đ.T.

Mô hình đã nâng cao nhận thức cho thuyền viên làm việc trên các tàu cá về rác thải nhựa đại dương thông qua các hình thức phát tờ rơi, ký cam kết, bảng hiệu, thông báo… tại các cảng cá cho cộng đồng ngư dân; xây dựng quy trình khai báo, tiếp nhận, xác nhận rác thải nhựa thu gom từ tàu cá vào bờ.

Bên cạnh đó, thành lập và triển khai hoạt động đội thu gom rác thải nhựa tàu cá thuộc Ban Quản lý cảng cá Bình Định; hỗ trợ túi lưới thu hồi rác thải nhựa cho các tàu cá; hỗ trợ xây dựng nhà thu gom, các trang thiết bị phục vụ phân loại, đóng gói; xây dựng cơ chế khuyến khích tàu cá thu gom rác thải nhựa về bờ; xây dựng cơ chế hỗ trợ vận hành ban đầu cho đội thu gom làm kinh tế tuần hoàn.

Ban tổ chức trao quà cho ngư dân dự hội nghị. Ảnh: V.Đ.T.
Ban tổ chức trao quà cho ngư dân dự hội nghị. Ảnh: V.Đ.T.

Lượng phế liệu thu gom trong năm 2024 từ 200 tàu cá trên địa bàn tỉnh Bình Định là khoảng 2.300kg, trong đó có 1.880kg nhựa và 420kg nhôm. Theo đó, lượng phế liệu được thu gom tại Cảng cá Quy Nhơn là 1.600kg, trong đó có 1.300kg nhựa chai và 300kg lon nhôm, lượng phế liệu thu gom từ các cảng cá khác là 700kg…

Được biết, Bình Định là tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện việc đưa rác thải sinh hoạt từ tàu cá vào bờ theo quy trình khép kín.

 

Nguồn: Báo Nông nghiệp & Môi trường.

Bài viết liên quan
Xả rác bao nhiêu, trả tiền bấy nhiêu

PAYT là chính sách buộc người dân phải trả phí dựa trên lượng rác họ vứt đi, vì thế còn được gọi bằng các tên khác như “giá biến đổi theo lượng rác” hay “trả tiền theo mức độ lãng phí”. Vứt rác theo túi PAYT tại Plympton. Ảnh: Sở Bảo vệ môi trường Massachusetts. […]

[Tiêu điểm thành viên] Coca-Cola khánh thành nhà máy 136 triệu USD tại Tây Ninh

Công ty TNHH Nước Giải Khát Coca-Cola Việt Nam vừa chính thức khánh thành nhà máy có tổng vốn đầu tư 136 triệu USD tại khu công nghiệp Phú An Thạnh (Bến Lức, Tây Ninh). Đây cũng là nhà máy thực phẩm đồ uống đầu tiên đạt chứng nhận Công trình xanh LEED cấp độ […]

KPMG: Việt Nam cần 9 tỷ USD để giảm rác thải nhựa

Để đạt được các mục tiêu giảm nhựa, chuyên gia của KPMG cho rằng Việt Nam cần huy động 9 tỷ USD trong 5 năm tới. Tại hội thảo triển khai Chương trình Đối tác hành động quốc gia về nhựa (NPAP) do Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng Chương trình Phát triển Liên […]

EPR định hình tương lai ‘xanh’ của ngành giấy

Cơ chế Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đang mở ra cơ hội lớn cho ngành giấy Việt Nam, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả tái chế… Đây là nhận định của ông Lương Chí Hiếu – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hiệp hội […]

Người Đông Nam Á đang ‘ăn nhựa mỗi ngày’ mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó người dân Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam được cho là ‘ăn’ nhiều hạt vi nhựa nhất thế giới. Quan sát qua kính hiển vi, những đốm đen trên màn hình hiển thị những mảnh nhựa […]