Rào cản mới trong xuất nhập khẩu rác thải nhựa

07/01/2021

Kể từ ngày 1/1/2021, việc xuất nhập khẩu nhựa sẽ được điều chỉnh và quản lý bởi những quy định vô cùng nghiêm ngặt.

Rác thải nhựa

Các quốc gia xuất khẩu rác thải nhựa cần phải được sự cho phép của quốc gia nhập khẩu.

Công ước Basel về vận chuyển chất thải nguy hại năm 1989 là điều ước quốc tế quan trọng nhất liên quan tới chất thải nguy hại, với những quy định cụ thể hóa kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới đồng thời nâng cao tiêu chí quản lý chất thải, tránh gây nguy hại tới môi trường.

Năm 2019, các quốc gia đã thông qua việc sửa đổi Công ước Basel, đặt thêm điều kiện các quốc gia xuất khẩu rác thải nhựa cần phải được sự cho phép của quốc gia nhập khẩu. Điều khoản sửa đổi có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2021.

Sửa đổi này thể hiện thái độ của quốc tế đối với rác thải nhựa trong bối cảnh loại rác thải này đang phát sinh với tốc độ chóng mặt, khó có thể được giải quyết.

Ban Thư ký Công ước Basel nhận định, công ước sửa đổi sẽ đặt ra cơ chế minh bạch, nâng cao hiệu quả công tác quản lý buôn bán rác thải nhựa, bên cạnh việc đảm bảo rác thải nhựa được xử lý đúng cách, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường cũng như sức khỏe con người.

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cho biết, Công ước Basel sẽ là công cụ hữu ích nhằm bảo vệ các quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển khỏi khủng hoảng rác thải nhựa từ những luồng phế liệu kém chất lượng từ các nước phát triển.

Ngoài ra, công ước cũng khuyến khích xây dựng hệ thống tái chế đạt chuẩn chất lượng trên phạm vi toàn cầu.

Hưởng ứng việc thực thi công ước, ngày 22/12 vừa qua, Ủy ban châu Âu đã thông qua quy định mới, cấm hoàn toàn việc xuất khẩu chất thải nhựa nguy hại và khó tái chế sang các quốc gia không đủ điều kiện xử lý, cụ thể là các quốc gia không phải là thành viên của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Rác nhựa sạch và có khả năng tái chế cũng chỉ được xuất khẩu dưới điều kiện vô cùng ngặt nghèo cho cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu.

Ủy viên môi trường Virginijus Sinkevičius cho biết, động thái này của EU là cột mốc quan trọng để hướng đến các mục tiêu của Thỏa thuận xanh châu Âu, đồng thời đặt nền móng thuận lợi để xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn.

Theo Ủy ban châu Âu, chỉ tính riêng năm 2019, 1,5 tỷ tấn rác nhựa đã được xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc, chưa tính đến những luồng rác thải lậu. Tạp chí môi trường Unearthed cũng từng lên tiếng cảnh bảo về một lượng lớn rác thải nhựa tiêu dùng được tìm thấy tại những bãi rác bất hợp pháp ở Malaysia.

Cũng kể từ ngày 1/1/2021, Trung Quốc chính thức đóng cửa hoàn toàn với rác thải nhập khẩu. Trung Quốc cũng đã cấm hoàn toàn việc nhập rác thải nhựa kể từ năm 2018.

Đầu vào cho ngành tái chế

Vật lộn với lượng lớn rác thải nhựa phát sinh từ quá trình tiêu dùng, sản xuất trong nước, Việt Nam vẫn nằm trong số những điểm đến hàng đầu của rác thải nhựa xuyên biên giới, đặc biệt kể từ sau những hạn chế của Trung Quốc đặt ra cho rác thải nhựa.

Tuy nhiên, rác thải nhựa nhập khẩu lại đang đóng vai trò vô cùng “quan trọng”, chiếm tới 80% nguyên liệu đầu vào cho ngành tái chế, tạo ra một điều vô cùng nghịch lý khi Việt Nam cũng là quốc gia thải ra nhiều rác thải nhựa top đầu thế giới.

Nguyên nhân được chỉ ra là do tỷ lệ chất thải được thu gom, phân loại đúng cách, đủ điều kiện tái chế ở Việt Nam nằm ở mức thấp, dẫn đến các nhà máy tái chế khó có thể vận hành chỉ với nguồn đầu vào trong nước.

PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường cho biết, tỷ lệ thu gom, phân loại thấp là một trong những rào cản khó tháo gỡ để áp dụng kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

“Vấn đề cần phải giải quyết ngay đối với Việt Nam là phân loại rác thải tại nguồn”, ông Chinh nhấn mạnh.

Ông Jeff Fielkow, Tổng giám đốc Tetra Pak Việt Nam, thành viên Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) cũng nhận định, việc nâng cao tỷ lệ thu gom, phân loại sẽ tạo ra lượng đầu vào ổn định cho ngành công nghiệp tái chế, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nâng cao công nghệ, cải thiện hiệu quả và chất lượng.

Vấn đề này càng trở nên bức thiết hơn khi Công ước Basel sửa đổi đi vào hiệu lực, dẫn tới hoạt động buôn bán rác thải nhựa xuyên biên giới bị xiết chặt.

Theo TheLEADER

Bài viết liên quan
PRO Việt Nam Đồng Hành Cùng Sở Du Lịch TP.HCM Tại Hội thảo “Sức mạnh Truyền thông trong Xây dựng và Thúc đẩy Phát triển Bền vững”

Ngày 6/9, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), PRO Việt Nam có mặt tại Hội thảo chuyên đề “Sức mạnh Truyền thông trong Xây dựng và Thúc đẩy Phát triển Bền vững” được tổ chức bởi Mạng lưới Quan hệ Công chúng Việt Nam (VNPR) với sự đồng hành của […]

PRO Việt Nam Trao Học Bổng Cho Con Em Công Nhân Vệ Sinh Môi Trường CITENCO

Ngày 30-8, Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) đã trao học bổng cho con em của các công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh khó khăn tại Công ty TNHH một thành viên Môi trường Đô thị TP.HCM (CITENCO). 39 phần học bổng đã được trao tặng cho […]

PRO Việt Nam Trao 40 Suất Học Bổng Cho Học Sinh, Sinh Viên Là Con Của Công Nhân Vệ Sinh Môi Trường

Ngày 25/8, Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco) tổ chức lễ trao học bổng năm học 2024 – 2025 cho học sinh, sinh viên là con cán bộ công nhân viên Công ty URENCO. Đây là […]

[TCBC] Lễ Phát Động Chương Trình Thu Gom – Tái Chế Vỏ Hộp Sữa Tại Trường Học Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2024

Ngày 21/8/2024, Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) đã phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT) triển khai lễ phát động chương trình “Vệ sĩ môi trường – thu gom và tái chế vỏ hộp sữa” tại trường học trong địa […]

PRO VIỆT NAM CHÍNH THỨC CÓ 30 THÀNH VIÊN

Vừa qua, ngày 13/8/2024, Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) đã tổ chức buổi lễ chính thức chào mừng 8 thành viên mới gia nhập Liên minh trong năm 2024. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy sự kết nối và hợp tác giữa các thành […]