Nghiên cứu mới phát hiện hạt vi nhựa làm lây lan mầm bệnh

23/02/2024
Nghiên cứu mới phát hiện không chỉ gây hại môi trường, hạt vi nhựa còn làm lây lan mầm bệnh, thậm chí tăng khả năng kháng kháng sinh.

Một nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí The Eco-Environment & Health đã xác định được mối nguy hiểm tiềm ẩn của hạt vi nhựa lây lan trong các vùng nước.

Theo kết quả nghiên cứu sâu về những tương tác giữa hạt vi nhựa và vi khuẩn, các nhà khoa học tại Đại học Shuren Chiết Giang và Đại học Nông nghiệp Trung Quốc đã phát hiện mầm bệnh có thể bám vào các hạt vi nhựa, sử dụng các hạt này làm môi trường lây truyền.

Nghiên cứu còn cho thấy không chỉ vi nhựa, mà nhựa nano đều cùng làm thay đổi vi khuẩn đất và tăng khả năng kháng kháng sinh. 

Đáng chú ý, nhựa nano do kích thước nhỏ và diện tích bề mặt lớn nên có tác động đáng kể hơn, ngay cả với số lượng nhỏ.

Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu này nhấn mạnh “nhu cầu cấp thiết phải tăng cường giám sát ô nhiễm hạt vi nhựa”. 

Một số vùng biển ở khu vực Bắc Cực bị ô nhiễm nhựa nặng nề do dòng hải lưu Đại Tây Dương đổ rác thải vào đó – iSTOCK

Nghiên cứu cũng kêu gọi các cuộc điều tra nghiên cứu bổ sung xem xét “vai trò của vi nhựa trong việc truyền mầm bệnh, cùng với các rủi ro sức khỏe”.

Hạt vi nhựa gây ra những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng cho các sinh vật sống. Các nhà khoa học đã tìm thấy hạt vi nhựa trong dạ dày của nhiều loài sinh vật, từ động vật không xương sống nhỏ đến động vật có vú lớn như gấu, cá voi và hươu. 

Khi sinh vật ăn phải vi nhựa, các hạt rác thải nhựa sẽ tích tụ và có thể gây viêm, nhiễm độc thần kinh và mất cân bằng đường ruột.

Hàng chục nghìn tỉ mảnh vi nhựa trong đại dương

Vi nhựa là những hạt nhựa nhỏ chưa tới 5mm, vỡ ra từ vật liệu công nghiệp và sự phân hủy của các sản phẩm nhựa. Chúng hiện diện rộng rãi trong các hệ sinh thái biển và nước ngọt trên toàn thế giới.

Hạt vi nhựa thải các chất độc hại vào đất, không khí và nước. Vì vi nhựa được làm từ vật liệu tổng hợp nên chúng không bị phân hủy và tồn tại vô thời hạn trong môi trường và cơ thể chúng ta.

Ô nhiễm nhựa đe dọa sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái dưới nước, đặc biệt khi các nhà khoa học đã xác định được 24,4 nghìn tỉ mảnh vi nhựa trong đại dương. Tuy nhiên tổng số hạt vi nhựa trôi nổi trong đại dương được ước tính còn cao hơn nhiều.

(Theo Tuổi Trẻ)

Bài viết liên quan
KPMG: Việt Nam cần 9 tỷ USD để giảm rác thải nhựa

Để đạt được các mục tiêu giảm nhựa, chuyên gia của KPMG cho rằng Việt Nam cần huy động 9 tỷ USD trong 5 năm tới. Tại hội thảo triển khai Chương trình Đối tác hành động quốc gia về nhựa (NPAP) do Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng Chương trình Phát triển Liên […]

EPR định hình tương lai ‘xanh’ của ngành giấy

Cơ chế Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đang mở ra cơ hội lớn cho ngành giấy Việt Nam, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả tái chế… Đây là nhận định của ông Lương Chí Hiếu – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hiệp hội […]

Người Đông Nam Á đang ‘ăn nhựa mỗi ngày’ mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó người dân Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam được cho là ‘ăn’ nhiều hạt vi nhựa nhất thế giới. Quan sát qua kính hiển vi, những đốm đen trên màn hình hiển thị những mảnh nhựa […]

[Tiêu điểm thành viên] Suntory Pepsico: Hợp tác công – tư bảo tồn nguồn nước gắn với rừng đầu nguồn

Chương trình ‘Water of Life: Bảo tồn nguồn nước – Vì một Việt Nam xanh’ năm 2025 nằm trong khuôn khổ hợp tác công – tư hướng đến bảo tồn rừng, nguồn nước… Ngày 5/7 tại Hà Nội, Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Công ty TNHH Nước […]

Ngành bao bì và tái chế ‘bứt tốc’ trên đường đua xanh

Ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển đổi xanh, đầu tư bao bì theo chuẩn bền vững xuyên suốt từ thiết kế đầu vào đến tái chế đầu ra. Chị Đoàn Trần Hoàng My sử dụng máy Botol đặt tại cửa hàng Annam Gourmet để tái chế các chai nhựa – Ảnh: QUANG ĐỊNH. Theo Bộ […]