Nghề ve chai cao quý
như những nghề khác

12/09/2023
Ngày 10-9, lần đầu tiên, tại Vechaishow với chủ đề ‘Ve chai: Nghề hay không phải nghề’, các chị làm nghề đồng nát, ve chai chiếm vị trí ‘spotlight’ trên sân khấu và kể chuyện ‘đời đồng nát’ của mình.

Sự kiện nằm trong khuôn khổ Xanh Camp Hà Nội 2023 (diễn ra từ ngày 9-9 đến 10-9 tại công viên Thống Nhất), có sự tham gia của ca sĩ Thái Thùy Linh, nhà báo Đinh Đức Hoàng (phó giám đốc Trung tâm thông tin UNESCO) và ông Hoàng Đức Vượng (chủ tịch Công ty cổ phần VietCycle, chủ tịch Hiệp hội Nhựa tái sinh Việt Nam).

Đây là trại xanh lần đầu tiên được tổ chức tại thủ đô, giới thiệu những giải pháp công nghệ và những hoạt động bảo vệ môi trường hiện đang triển khai ở Việt Nam.

Những nhân tố quan trọng trong bảo vệ môi trường

Thấy chị Lê Thị Lương – một trong những “chiến binh xanh” thuộc mạng lưới ve chai của VietCycle – ngồi trên sân khấu của Vechaishow, ông Vượng khá xúc động. Bởi lẽ, khi ông tiếp xúc với những người làm nghề ve chai trước đây, họ chọn cách ẩn mình đi, tránh tiếp xúc báo chí, truyền thông. Thậm chí, họ không chia sẻ với bạn bè về nghề của mình.

Vechaishow là “show” đặc biệt vì nhân vật chính là các chị làm nghề ve chai, đồng nát – Ảnh: ĐẬU DUNG

Chị Lương làm nghề đồng nát đã 30 năm. “Đến nay, kinh tế của gia đình chị vẫn còn nhiều khó khăn. Có ngày mà may thì có bó rau muống mang về, có ngày chẳng có gì cả”, chị nói.

Ông Hoàng Đức Vượng kể trong quá trình làm việc, ông từng gặp rất nhiều người nhặt ve chai, làm nghề đồng nát không có giấy tờ cá nhân gì. Họ không biết đọc, không biết viết, chỉ biết điểm chỉ.

“Hiện đất nước có nhiều thành tựu về khoa học kỹ thuật, tuy nhiên trong việc thu gom, xử lý rác thải, bên cạnh sự hỗ trợ của máy móc, chúng ta vẫn cần tới đôi bàn tay của lực lượng làm nghề ve chai, đồng nát. Họ là những nhân tố góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường”, nhà báo Đinh Đức Hoàng chia sẻ.

Thái Thùy Linh hát tặng chị em ve chai, đồng nát

Trên sân khấu Vechaishow, ca sĩ Thái Thùy Linh chọn ca khúc Như một hòn bi xanh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để hát tặng cho các “khách mời” đặc biệt, là các chị, các dì, các cô làm nghề ve chai, đồng nát.

“Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết trái đất như một hòn bi xanh nhưng nó có thực sự xanh hay không, còn phụ thuộc rất nhiều vào chính chúng ta. Các chị hãy tin rằng các chị là những người đang góp sức cụ thể và thiết thực để cho trái đất này là một hòn bi xanh ấy”, Thái Thùy Linh chia sẻ.

Từ trái qua: ca sĩ Thái Thùy Linh, nhà báo Đinh Đức Hoàng, ông Hoàng Đức Vượng – Ảnh: ĐẬU DUNG

Cô cũng hát Một đời ngườimột rừng cây của nhạc sĩ Trần Long Ẩn, gửi đi một thông điệp “nếu như ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, sạch sẽ, thơm tho, sang chảnh, thì những việc khó khăn, vất vả sẽ dành phần ai”.

Nhà báo Đinh Đức Hoàng cho rằng những người làm công việc này đang ở trong khu vực “kinh tế xám”, tức khoảng mờ, chưa được nhìn nhận đầy đủ, cũng chưa có những chính sách nào dành cho họ.

“Nghề ve chai cũng cao quý như những nghề khác trong xã hội, song vẫn chưa được quan tâm một cách đầy đủ, chưa nhận được mức an sinh xã hội tối thiểu. Chúng ta chưa quan tâm đầy đủ để họ có thể tự hào về nghề nghiệp của họ, về công việc bảo vệ môi trường của họ”, ông Vượng nhận định.

Theo một thống kê chưa đầy đủ, cả nước ta hiện có hàng triệu người làm nghề ve chai, đồng nát. Chưa kể, ở các làng nghề, cũng có khoảng 2-3 triệu người làm công việc phân loại, vận chuyển, tái chế ve chai…

(Theo Tuổi Trẻ)

Bài viết liên quan
Nỗ lực vì một Việt Nam xanh – sạch – đẹp

Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) tạo được uy tín trong các hoạt động thu gom và tái chế bao bì, và khẳng định vai trò trong việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Vừa qua, liên minh đã nhận bằng khen từ Bộ Tài nguyên và Môi trường […]

Cục Kiểm soát ô nhiễm chịu trách nhiệm về quản lý tái chế bao bì, sản phẩm

Theo quy định, nhà sản xuất, nhập khẩu săm lốp, pin và ắc quy thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1/1/2024; nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm điện, điện tử thực hiện trách nhiệm tái chế từ 1/1/2025. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa ký Quyết […]

Từ 1/1/2025, người dân không phân loại rác bị phạt đến một triệu đồng

Cá nhân, hộ gia đình phải phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành ba nhóm tái chế, thực phẩm và khác, nếu không sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến một triệu đồng. Phân loại rác tại nguồn là một trong những chính sách môi trường có hiệu lực từ 1/1/2025, theo hướng […]

Mỗi ngày cả nước tiêu tốn 3,35 triệu USD thu gom, xử lý rác thải

Việc phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả trong bảo vệ môi trường. Hiện trạng lượng chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam Ông Hồ Kiên Trung – Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát Ô nhiễm môi trường (Bộ Tài […]

Từ 03/02/2025, người thu gom có thể từ chối tiếp nhận chất thải không phân loại

Đây là một trong những quy định đáng chú ý tại Thông tư 35/2024/TT-BTNMT, ban hành ngày 19/12/2024 về quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.   Theo đó, tại Điều 5 quy định về quy trình kỹ thuật thu gom thủ công chất thải rắn sinh […]