Duy Tân và La Vie cùng hợp tác thu gom và tái chế nhựa

06/10/2023
Sáng ngày 5/10, Công ty TNHH La Vie (La Vie), thành viên của Tập đoàn Nestlé, và CTCP Nhựa Tái chế Duy Tân (DTR) tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ chương trình hợp tác thu gom và tái chế nhựa. Cả La Vie và Duy Tân đều là thành viên của Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam).

Mục tiêu của chương trình hướng tới thúc đẩy thu gom, tái chế rác thải nhựa nhằm giảm thiểu rác thải nhựa ngoài môi trường, xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa của La Vie và DTR và đóng góp vào mục tiêu quốc gia về rác thải nhựa tại Việt Nam cũng như thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp tái chế.

Đại diện của hai công ty cùng ký kết Biên bản ghi nhớ chương trình hợp tác thu gom và tái chế nhựa

Theo báo cáo hiện trạng chất thải nhựa năm 2022, tổng khối lượng chất thải nhựa phát sinh là 2,9 triệu tấn (gồm 1,6 triệu tấn ở đô thị, 1,3 triệu tấn ở nông thôn) và có tốc độ gia tăng khoảng 5%/năm. Tổng lượng rác thải nhựa được thu gom là 2,4 triệu tấn (1,55 triệu tấn ở đô thị, 0,85 triệu tấn ở nông thôn). Tuy nhiên, chỉ có 0,9 triệu tấn rác thải nhựa (tương đương 31%) được phân loại cho tái chế và 0,77 triệu tấn rác (tương đương 27%) được tái chế. Tổng thất thoát chất thải nhựa vào môi trường là 0,42 triệu tấn (tương đương 15%).

Cùng là thành viên của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), La Vie & DTR nhận thức được sự quan trọng của việc thu gom, tái chế rác thải nhựa nhằm giảm thiểu rác thải nhựa ngoài môi trường, xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn. Đó chính là lý do hình thành nên Biên bản ghi nhớ chương trình hợp tác thu gom và tái chế nhựa.

Đại diện của La Vie và DTR chụp ảnh lưu niệm

Theo như kế hoạch chiến lược 5 năm, La Vie và DTR sẽ hướng đến mục tiêu thu gom và tái chế 11,000 tấn rác thải nhựa, áp dụng cho các sản phẩm chai La Vie dung tích nhỏ đến sản phẩm dung tích 19L. Đây là một bước tiến không chỉ góp phần giảm thiểu việc sử dụng nguyên liệu nhựa mới (nhựa nguyên sinh) mà còn đem lại cơ hội tái sinh cho mỗi vỏ chai được thu gom, góp phần tạo động lực cho các dự án thu gom và tái chế tại Việt Nam, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn để biến rác thải thành tài nguyên thay vì thải ra môi trường. Theo đó, từng bước giúp người tiêu dùng có một cách nhìn mới về các giải pháp đối với vấn đề rác thải hiện nay.

(Theo Báo Tài nguyên và Môi trường)

Bài viết liên quan
Bổ sung nhiều điểm mới trong Dự thảo Nghị định về EPR

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường giải đáp nhiều thắc mắc cũng như làm rõ nhiều nội dung mới được bổ sung trong Dự thảo Nghị định về EPR. Làm rõ một số trường hợp đặc thù Tại Hội thảo “Phổ biến và lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định về […]

Việt Nam sắp xây con đường thứ hai từ rác nhựa

Đường dự kiến dài 400 m, gấp đôi con đường đầu tiên từ rác nhựa hoàn thiện cách đây 6 năm, tại khuôn viên khu công nghiệp Deep C, Hải Phòng. Thông tin này được bà Diệp Thị Kim Hoàn, Giám đốc Phát triển bền vững Tổ hợp Khu công nghiệp Deep C (Hải Phòng) […]

Đề xuất bỏ quy định tái chế bắt buộc với pin ôtô

Dự thảo mới nhất đã đưa mức tái chế bắt buộc với pin sử dụng cho ôtô điện về 0%, thay vì áp dụng chung tỷ lệ 8% với pin sạc nhiều. Tại hội thảo lấy ý kiến dự thảo Nghị định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu (EPR), […]

Dự thảo Nghị định về EPR: Tháo gỡ, làm rõ một số nội dung quan trọng

Tại Hội nghị phổ biến, lấy ý kiến Dự thảo Nghị định về EPR, các chuyên gia cho rằng một số quy định vẫn cần được tháo gỡ, làm rõ. Cập nhật quy định về EPR Ngày 30/6/2025, Báo Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Cục Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi […]

Xử lý rác thải tồn lưu làng nghề từ hỗ trợ kỹ thuật của Na Uy

Na Uy và UNDP tại Việt Nam xác định cần xử lý triệt để lượng rác thải nhựa tồn lưu, góp phần thực hiện các cam kết quốc gia về quản lý rác thải nhựa. Ngày 27/6, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp cùng Sở NN-MT tỉnh Hưng […]