Dự thảo tỷ lệ tái chế bao bì bắt buộc… thiếu thực tế

01/09/2021

“Công thức tính của Bộ Tài nguyên và môi trường là không sát với điều kiện thực tế, hoàn toàn mang tính lý thuyết”, ý kiến của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam.

Công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp cũng như các hiệp hội và tổ chức phát triển.

Nhiều ý kiến đề xuất, góp ý đã được gửi đến ban soạn thảo, với kỳ vọng hoàn thiện hóa một cơ chế mới khuyến khích mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua công cụ EPR.

Liên minh Không rác Việt Nam (VZWA), tổ chức Greenhub và tập đoàn Ball Việt Nam mới đây đã gửi bản góp ý chung cho dự thảo nghị định hướng dẫn thực thi Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã nêu ra một số vấn đề cần làm rõ, đặc biệt là về công thức tính tỷ lệ tái chế, mức phí đóng góp vào quỹ bảo vệ môi trường.

Cụ thể, dự thảo nghị định đưa ra công thức tỷ lệ tái chế bắt buộc bằng tỷ lệ thải bỏ nhân với tỷ lệ thu gom. Cách tính này được nhận xét là không thực tế, bởi một phần không nhỏ rác thải sau khi thu gom sẽ được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hoặc đốt, không thể coi là tái chế.

Công thức tính tỷ lệ tái chế thực tế và phí đóng góp vào quỹ bảo vệ môi trường theo dự thảo nghị định của Bộ Tài nguyên và môi trường. 

Công thức tính phí đóng góp vào quỹ bảo vệ môi trường được dự thảo nghị định đưa ra bằng với lượng sản phẩm tái chế nhân với định mức chi phí tái chế, cộng với chi phí quản lý. Theo 3 tổ chức, công thức này chưa đưa ra được sự phân biệt giữa khả năng thu gom, tái chế của các loại vật liệu.

Góp ý với dự thảo nghị định, nhóm tổ chức đề nghị cần có công thức khách quan hơn để xác định tỷ lệ tái chế bắt buộc, tránh trường hợp “một loại sản phẩm bao bì có tỷ lệ tái chế thực tế càng cao thì lại phải đóng phí EPR càng lớn”.

Đối với phí đóng góp vào quỹ bảo vệ môi trường, đề xuất áp dụng theo hình thức “phí điều biến sinh thái”, được điều chỉnh bởi đặc điểm, tính chất của sản phẩm, được nhiều nơi trên thế giới áp dụng cho công cụ EPR.

“Các quy định cần đảm bảo phát huy đúng tinh thần của EPR là tạo động cơ để các doanh nghiệp thay đổi thiết kế bao bì sản phẩm”, bà Quách Thị Xuân, điều phối chương trình VZWA nhận định

Đại diện cho nhóm ngành hàng bao bì, Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) cũng nhận xét, công thức tính của Bộ Tài nguyên và môi trường là không sát với điều kiện thực tế, “hoàn toàn mang tính lý thuyết”, dẫn đến việc mục tiêu tái chế bắt buộc quá cao, doanh nghiệp khó có thể đáp ứng trong thời gian đầu.

PRO Việt Nam đề nghị xem công thức là nguyên tắc cơ bản ban đầu, tỷ lệ tái chế bắt buộc cần được Bộ Tài nguyên và môi trường ấn định sát với thực tế, dựa trên khuyến nghị của Hội đồng EPR.

Đối tượng sản phẩm dự kiến sẽ phải thực thi EPR.

Một vấn đề khác nhận được sự quan tâm là việc dự thảo nghị định quy định riêng đối với ngành hàng bao bì, các doanh nghiệp đạt được quy mô nhất định mới có trách nhiệm thực thi EPR.

VZWA,Greenhub và tập đoàn Ball nhận định, quy định này không phủ hợp với nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Nhóm tổ chức kiến nghị nên áp dụng đối với 100% doanh nghiệp bất kể quy mô.

“Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, việc quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh không còn là vấn đề khi áp dụng hình thức đóng phí linh động”, nhóm tổ chức lập luận.

Theo đề nghị của PRO Việt Nam, đến năm 2026, sau khi cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện các bước chuẩn bị, doanh nghiệp làm quen với thực thi EPR, có thể cân nhắc mở triển khai công cụ EPR tới nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo TheLEADER

Bài viết liên quan
KPMG: Việt Nam cần 9 tỷ USD để giảm rác thải nhựa

Để đạt được các mục tiêu giảm nhựa, chuyên gia của KPMG cho rằng Việt Nam cần huy động 9 tỷ USD trong 5 năm tới. Tại hội thảo triển khai Chương trình Đối tác hành động quốc gia về nhựa (NPAP) do Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng Chương trình Phát triển Liên […]

EPR định hình tương lai ‘xanh’ của ngành giấy

Cơ chế Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đang mở ra cơ hội lớn cho ngành giấy Việt Nam, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả tái chế… Đây là nhận định của ông Lương Chí Hiếu – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hiệp hội […]

Người Đông Nam Á đang ‘ăn nhựa mỗi ngày’ mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó người dân Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam được cho là ‘ăn’ nhiều hạt vi nhựa nhất thế giới. Quan sát qua kính hiển vi, những đốm đen trên màn hình hiển thị những mảnh nhựa […]

[Tiêu điểm thành viên] Suntory Pepsico: Hợp tác công – tư bảo tồn nguồn nước gắn với rừng đầu nguồn

Chương trình ‘Water of Life: Bảo tồn nguồn nước – Vì một Việt Nam xanh’ năm 2025 nằm trong khuôn khổ hợp tác công – tư hướng đến bảo tồn rừng, nguồn nước… Ngày 5/7 tại Hà Nội, Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Công ty TNHH Nước […]

Ngành bao bì và tái chế ‘bứt tốc’ trên đường đua xanh

Ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển đổi xanh, đầu tư bao bì theo chuẩn bền vững xuyên suốt từ thiết kế đầu vào đến tái chế đầu ra. Chị Đoàn Trần Hoàng My sử dụng máy Botol đặt tại cửa hàng Annam Gourmet để tái chế các chai nhựa – Ảnh: QUANG ĐỊNH. Theo Bộ […]