Đề xuất giãn thời hạn thực thi trách nhiệm thu gom, tái chế bắt buộc

29/08/2021

Nhiều ý kiến đề xuất cần điều chỉnh thời hạn thực thi công cụ mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất để tránh gây áp lực cho doanh nghiệp, đặc biệt là sau cú sốc Covid-19.

Rác thải bao bì có thể được phân thành nhiều loại dựa trên thành phần cấu tạo và mục đích sử dụng.

Công cụ mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR) được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường 2020 với kỳ vọng thiết lập ra một cơ chế thúc đẩy ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn cho rác thải rắn tại Việt Nam.

Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết, sau một thời gian dài nhận được sự tham vấn của nhiều tổ chức và doanh nghiệp có liên quan, ban soạn thảo dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã tiến hành nhiều chỉnh lý quan trọng.

Trong đó phải kể đến việc loại bỏ quy định về kích cỡ bao bì; loại bỏ quy định tổ chức thực thi EPR phải là tổ chức phi lợi nhuận; điều chỉnh quy định công khai minh bạch lựa chọn nhà tái chế; thêm một số quy định khuyến khích phát triển thị trường tái chế…

Đánh giá cao những nỗ lực của ban soạn thảo để xây dựng cơ chế thực thi EPR hiệu quả và thuận tiện, tuy nhiên ông Fausto Tazzi, Phó chủ tịch Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) nhận định, cần tiếp tục cân nhắc một số khía cạnh trong dự thảo nghị định.

Theo ông Tazzi, đối với ngành hàng bao bì, danh mục dự thảo nghị định đưa ra quá đơn giản, không phản ánh được hết thực tế. Cụ thể, dự thảo nghị định chỉ đưa ra 4 loại bao bì theo chất liệu là giấy, nhựa, kim loại và thủy tinh, tuy nhiên PRO Việt Nam đề xuất cần phân loại cụ thể hơn dựa trên cấu tạo và mục đích sử dụng.

Cùng với đó, thời hạn thực thi EPR cũng cần phải được xem xét lại, đặc biệt khi doanh nghiệp đang phải gánh chịu những áp lực to lớn do đại dịch Covid-19 gây ra.

Đại diện PRO Việt Nam đề xuất năm 2022, tức là năm đầu tiên thực hiện nghị định sẽ được sử dụng để thiết lập các cơ sở cần thiết, bao gồm cơ cơ quan như hội đồng EPR, văn phòng EPR, cổng thông tin về EPR; xác định danh mục vật liệu đóng gói; nghiên cứu thiết lập mục tiêu thí điểm và phí tái chế.

Trong năm 2022, doanh nghiệp có nhiệm vụ đăng ký vào cổng thông tin EPR, báo cáo số lượng sản phẩm và tiến hành thiết lập các tổ chức thực thi EPR.

Năm 2023 bắt đầu tiến hành thí điểm với mức phí và mục tiêu tái chế thấp. Hệ thống EPR sẽ được chính thức khởi động và triển khai rộng rãi kể từ năm 2024.

Tuy nhiên, các thời hạn này cần được xem xét cụ thể, có thể tiếp tục giãn thời gian thực hiện EPR trong trường hợp đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.

“Những đề xuất này dựa trên kinh nghiệm kinh doanh thực tế tại Việt Nam, nhằm múc đích phát triển một chương trình EPR có thể thực hiện và quản lý được”, Phó chủ tịch PRO Việt Nam cho biết.

Mặt khác, PRO Việt Nam cũng nhận xét mục tiêu tái chế và phí tái chế trong năm đầu tiên dự thảo nghị định đưa là đang ở mức hơi cao, có thể xem xét hạ thấp xuống để doanh nghiệp kịp thích ứng.

Đồng quan điểm với PRO Việt Nam, đại diện Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN (USABC) cho biết, kết quả khảo sát 40 nghìn doanh nghiệp được tiến hành bởi báo điện tử VnExpress, 70% doanh nghiệp cho biết phải tạm ngừng hoạt động và 15% xem xét phá sản.

“Gánh thêm chi phí trong bối cảnh hiện nay là rất khó khăn cho doanh nghiệp”, đại diện USABC nhấn mạnh lý do cần lùi thời hạn triển khai EPR.

Lùi thời hạn thực thi EPR cũng là quan điểm của ngành săm lốp. Cụ thể, ông Đặng Đình Quý, đại diện công ty Brigdestone đề nghị Bộ Tài nguyên và môi trường triển khai thực hiện EPR kể từ năm 2024, dựa trên khảo sát được thực hiện với các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu săm lốp.

Bên cạnh tác động của Covid-19, ông Quý cho biết đề xuất lùi thời gian triển khai EPR còn bởi doanh nghiệp chưa sẵn sàng tham gia, do đó khó có thể đem lại hiệu quả cao.

Theo TheLEADER

Bài viết liên quan
PRO Việt Nam Và Nestlé Việt Nam Tổ Chức Tập Huấn Nâng Cao Chất Lượng An Toàn Lao Động Trong Công Tác Thu Gom – Tái Chế

Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) phối hợp thành viên Nestlé Việt Nam cùng tổ chức Chương trình Tập huấn về an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động thu gom, tái chế rác thải cho các đơn vị đối tác. Sự kiện này là một trong những nỗ […]

Tổng Kết Chương Trình Hợp Tác Chiến Lược Giữa PRO Việt Nam Và IUCN

Ngày 16 tháng 12 năm 2024 vừa qua, tại TP. Hội An (Quảng Nam), PRO Việt Nam phối hợp cùng IUCN, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế tổ chức hội thảo tổng kết Chương trình Đối tác Chiến lược giữa 2 bên sau hơn 3 năm triển khai. Chương trình có sự tham […]

PRO Việt Nam Vinh Dự Nhận Bằng Khen Từ Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường

Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) tự hào được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trao tặng Bằng khen, ghi nhận những đóng góp nổi bật vào sự phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường tại Việt Nam. Kết quả này là minh chứng cho nỗ lực […]

PRO Việt Nam Chào Đón Công ty Yara Việt Nam Trở Thành Thành Viên Chính Thức Của Liên Minh

Ngày 27/11/2024 vừa qua, PRO Việt Nam và TNHH Yara Việt Nam đã có buổi ký kết chính thức, kết nạp Yara Việt Nam trở thành thành viên thứ 31 của Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam. Công ty TNHH Yara Việt Nam, thuộc Tập đoàn Yara toàn cầu, đã đồng hành cùng ngành […]

Khép lại ngày hội Việt Nam xanh, trao giải Tuổi Trẻ Start-up Award 2024 và Tái tạo xanh

Sau hai ngày hội, Ngày hội Việt Nam Xanh đã chính thức khép lại tối 10-11 với những con số ấn tượng, những đơn hàng xanh đã được kết nối, thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh, sản xuất xanh. Những con số ấn tượng từ Việt Nam Xanh Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan […]