Đề xuất giãn thời hạn thực thi trách nhiệm thu gom, tái chế bắt buộc

29/08/2021

Nhiều ý kiến đề xuất cần điều chỉnh thời hạn thực thi công cụ mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất để tránh gây áp lực cho doanh nghiệp, đặc biệt là sau cú sốc Covid-19.

Rác thải bao bì có thể được phân thành nhiều loại dựa trên thành phần cấu tạo và mục đích sử dụng.

Công cụ mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR) được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường 2020 với kỳ vọng thiết lập ra một cơ chế thúc đẩy ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn cho rác thải rắn tại Việt Nam.

Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết, sau một thời gian dài nhận được sự tham vấn của nhiều tổ chức và doanh nghiệp có liên quan, ban soạn thảo dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã tiến hành nhiều chỉnh lý quan trọng.

Trong đó phải kể đến việc loại bỏ quy định về kích cỡ bao bì; loại bỏ quy định tổ chức thực thi EPR phải là tổ chức phi lợi nhuận; điều chỉnh quy định công khai minh bạch lựa chọn nhà tái chế; thêm một số quy định khuyến khích phát triển thị trường tái chế…

Đánh giá cao những nỗ lực của ban soạn thảo để xây dựng cơ chế thực thi EPR hiệu quả và thuận tiện, tuy nhiên ông Fausto Tazzi, Phó chủ tịch Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) nhận định, cần tiếp tục cân nhắc một số khía cạnh trong dự thảo nghị định.

Theo ông Tazzi, đối với ngành hàng bao bì, danh mục dự thảo nghị định đưa ra quá đơn giản, không phản ánh được hết thực tế. Cụ thể, dự thảo nghị định chỉ đưa ra 4 loại bao bì theo chất liệu là giấy, nhựa, kim loại và thủy tinh, tuy nhiên PRO Việt Nam đề xuất cần phân loại cụ thể hơn dựa trên cấu tạo và mục đích sử dụng.

Cùng với đó, thời hạn thực thi EPR cũng cần phải được xem xét lại, đặc biệt khi doanh nghiệp đang phải gánh chịu những áp lực to lớn do đại dịch Covid-19 gây ra.

Đại diện PRO Việt Nam đề xuất năm 2022, tức là năm đầu tiên thực hiện nghị định sẽ được sử dụng để thiết lập các cơ sở cần thiết, bao gồm cơ cơ quan như hội đồng EPR, văn phòng EPR, cổng thông tin về EPR; xác định danh mục vật liệu đóng gói; nghiên cứu thiết lập mục tiêu thí điểm và phí tái chế.

Trong năm 2022, doanh nghiệp có nhiệm vụ đăng ký vào cổng thông tin EPR, báo cáo số lượng sản phẩm và tiến hành thiết lập các tổ chức thực thi EPR.

Năm 2023 bắt đầu tiến hành thí điểm với mức phí và mục tiêu tái chế thấp. Hệ thống EPR sẽ được chính thức khởi động và triển khai rộng rãi kể từ năm 2024.

Tuy nhiên, các thời hạn này cần được xem xét cụ thể, có thể tiếp tục giãn thời gian thực hiện EPR trong trường hợp đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.

“Những đề xuất này dựa trên kinh nghiệm kinh doanh thực tế tại Việt Nam, nhằm múc đích phát triển một chương trình EPR có thể thực hiện và quản lý được”, Phó chủ tịch PRO Việt Nam cho biết.

Mặt khác, PRO Việt Nam cũng nhận xét mục tiêu tái chế và phí tái chế trong năm đầu tiên dự thảo nghị định đưa là đang ở mức hơi cao, có thể xem xét hạ thấp xuống để doanh nghiệp kịp thích ứng.

Đồng quan điểm với PRO Việt Nam, đại diện Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN (USABC) cho biết, kết quả khảo sát 40 nghìn doanh nghiệp được tiến hành bởi báo điện tử VnExpress, 70% doanh nghiệp cho biết phải tạm ngừng hoạt động và 15% xem xét phá sản.

“Gánh thêm chi phí trong bối cảnh hiện nay là rất khó khăn cho doanh nghiệp”, đại diện USABC nhấn mạnh lý do cần lùi thời hạn triển khai EPR.

Lùi thời hạn thực thi EPR cũng là quan điểm của ngành săm lốp. Cụ thể, ông Đặng Đình Quý, đại diện công ty Brigdestone đề nghị Bộ Tài nguyên và môi trường triển khai thực hiện EPR kể từ năm 2024, dựa trên khảo sát được thực hiện với các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu săm lốp.

Bên cạnh tác động của Covid-19, ông Quý cho biết đề xuất lùi thời gian triển khai EPR còn bởi doanh nghiệp chưa sẵn sàng tham gia, do đó khó có thể đem lại hiệu quả cao.

Theo TheLEADER

Bài viết liên quan
UNEP sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật để Việt Nam phát triển thị trường carbon

Ngày 15/4, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy tiếp bà Dechen Tsering, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP). Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy tiếp bà Dechen Tsering, Giám đốc khu vực […]

Thành công mô hình thu gom rác thải nhựa sinh hoạt trên tàu cá

Bình Định – Mô hình thí điểm thu gom rác thải nhựa sinh hoạt trên tàu cá đưa vào bờ tại Cảng cá Quy Nhơn đã nâng cao ý thức bảo bệ môi trường biển của ngư dân. Ngày 13/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định phối hợp với UBND thành phố Quy […]

Tiềm năng và những khó khăn trong việc tái chế rác nhựa, quản lý chất thải tại Việt Nam

Tỷ lệ thu gom rác nhựa tại các khu đô thị lớn ở Indonesia, Thái Lan và Việt Nam chỉ đạt 8-25%. Mặc dù tiềm năng tái chế lớn, các quốc gia này đối mặt với thách thức lớn do chi phí thu gom và phân loại rác thải cao… Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. […]

Ajinomoto tối ưu hóa việc tái chế hộp nhựa đựng sốt mayonnaise

Duy trì chất lượng và an toàn trong khi vẫn mang lại sự ngon miệng và đạt được mục tiêu không có rác thải nhựa để giảm gánh nặng cho môi trường là một thách thức. Tìm hiểu về các vấn đề xung quanh rác thải nhựa và những cải tiến đang được thực hiện […]

Công nghệ giúp tiêu dùng xanh có thể đi đường dài

Công nghệ đang trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam không chỉ tối ưu hóa chi phí sản xuất mà còn thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh. Bà Đặng Huỳnh Ức My, chủ tịch HĐQT TTC AgriS, chia sẻ tại hội thảo – Ảnh: QUANG ĐỊNH Trong bối […]