Đầu năm 2022, ngành tái chế giấy trong nước đã đón nhận khoản đầu tư chung trị giá 3,5 triệu euro từ Tetra Pak – nhà cung cấp các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm đến từ Thụy Điển và Công ty TNHH Giấy và Bao bì Đồng Tiến nhằm nâng cao năng lực dây chuyền tái chế vỏ hộp giấy đựng đồ uống đã qua sử dụng.
Đây được coi là một khoản đầu tư “mạnh tay” với kỳ vọng mở ra những cơ hội mới cho ngành tái chế và xây dựng hạ tầng tái chế còn đang non trẻ tại Việt Nam.
Tăng cả chất và lượng trong tái chế vỏ hộp giấy
Ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) cho biết, một trong những mục tiêu của Liên minh là đến năm 2030, tất cả bao bì của các thành viên trong Liên minh đưa ra thị trường đều được thu gom và tái chế. Trong khi đó năng lực tái chế bao bì đã qua sử dụng tại nước ta hiện nay còn rất thấp nên việc nâng cấp dây chuyền tái chế vỏ hộp giấy bởi Đồng Tiến và Tetra Pak là một bước đi kịp thời để cải thiện không chỉ công suất tái chế mà cả chất lượng nguyên liệu sau khi được tái chế.
“Khoản đầu tư này cũng sẽ hỗ trợ các thành viên sản xuất sữa và đồ uống của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) tiếp cận cơ sở hạ tầng tái chế dễ dàng hơn, từ đó giúp tăng lượng bao bì được thu gom và tái chế. Sự tiên phong hợp tác đầu tư giữa Tetra Pak và Đồng Tiến cũng là gợi mở hay về mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp (DN) ngành sản xuất và DN ngành tái chế cho các thành viên trong Liên minh”, ông Phạm Phú Ngọc Trai khẳng định.
Đồng hành cùng các nhà sản xuất sữa Các DN trong ngành sữa là những DN có tỉ lệ dùng bao bì tương đối cao nên việc triển khai tái chế hộp giấy vỏ sữa tăng về số lượng và chất lượng sẽ góp phần thay đổi nhận thức về tái chế bao bì đã qua sử dụng của các DN nói riêng và cả cộng đồng nói chung. Theo ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, Chính phủ mới đây đã đưa ra những quy định mới về môi trường, |
|
trong đó các nhà sản xuất sẽ có trách nhiệm thu hồi và tái chế bao bì mà họ bán ra thị trường để bảo vệ môi trường và hướng tới xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn. |
Quy định này chắc chắn sẽ đặt ra nhiều thách thức cho các DN sữa vì liên quan nhiều đến hạ tầng phân loại, thu gom và tái chế, hiện còn đang rất yếu ở Việt Nam. Chính vì vậy, việc một đối tác có tâm huyết và kinh nghiệm như Tetra Pak hỗ trợ xây dựng hạ tầng tái chế và chia sẻ trách nhiệm xây dựng một môi trường bền vững cùng với các nhà sản xuất sữa là một điển hình đáng nhân rộng và phát triển.
Ông Trần Quang Trung cho rằng, việc đẩy mạnh tái chế cũng sẽ giúp các nhà sản xuất xây dựng hình ảnh sản phẩm thân thiện với môi trường trong mắt đối tác và người tiêu dùng, từ đó tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Mở rộng nguồn nguyên liệu bột giấy chất lượng cao Để thực hiện được mục tiêu tái chế bao bì đã qua sử dụng ở nhiều DN và phát triển ra toàn xã hội, một trong những yếu tố then chốt và điều kiện “cần” đầu tiên đó chính nguồn nguyên liệu để sử dụng là bột giấy. Về vấn đề này, ông Đặng Văn Sơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Giấy Việt Nam đánh giá, nhu cầu về bột giấy tái chế chất lượng để làm nguyên liệu cho các sản phẩm giấy có giá trị thương mại cao như giấy ăn, giấy in… là rất lớn. |
|
Tuy vậy, việc tiếp cận nguồn nguyên liệu bột giấy tái chế vẫn còn khó khăn vì nhiều lý do, trong đó có việc chúng ta chưa có thói quen phân loại rác, chưa tận dụng được hết các nguồn giấy thải loại khác nhau. Một nguyên nhân nữa là chưa có nhiều nhà tái chế áp dụng công nghệ cao để gia tăng năng suất và chất lượng bột giấy tái chế. |
“Vì vậy, với mô hình hợp tác đầu tư giữa Đồng Tiến và Tetra Pak sẽ giúp tận dụng được vỏ hộp giấy đã qua sử dụng – nguồn nguyên liệu dồi dào để tạo ra bột giấy có chất lượng cao, từ đó, giúp các sản phẩm tái chế có nhiều cơ hội thâm nhập thị trường hơn. Tôi tin rằng sự thành công của mô hình này sẽ khuyến khích nhiều nhà tái chế giấy tại Việt Nam mạnh dạn đầu tư mở rộng nguồn nguyên liệu và đổi mới công nghệ hơn nữa”, ông Đặng Văn Sơn khẳng định.
Quản lý tài nguyên rừng bền vững hơn Bà Vũ Thị Quế Anh, đại diện Hội đồng Quản trị Rừng Thế giới (FSC) tại Việt Nam cho biết, từ lâu, logo của FSC đã xuất hiện trên các vỏ hộp giấy của Tetra Pak, chứng nhận cho việc các vỏ hộp giấy này được làm bởi nguyên liệu khai thác từ những cánh rừng được trồng mới và quản lý theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt của quốc tế. Logo FSC sẽ xuất hiện trên những sản phẩm tái chế nếu nó được cấu thành từ bột giấy, được tái chế từ những sản phẩm như vỏ hộp giấy có chứng nhận FSC của Tetra Pak. FSC luôn khuyến khích các sản phẩm giấy được tái chế để tái sử dụng với một vòng đời hoàn toàn mới. Điều này có nghĩa nguồn tài nguyên rừng sẽ được quản lý và bảo vệ tốt hơn. |
|
Do đó, FSC rất hoan nghênh ý tưởng đẩy mạnh việc sử dụng vỏ hộp giấy làm nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định và thân thiện với môi trường cho ngành giấy tái chế của Tetra Pak và Đồng Tiến vì điều này cũng góp phần giúp FSC quản lý và sử dụng tài nguyên rừng bền vững hơn. |
Không chỉ góp phần bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững mà để tái chế bao bì đã qua sử dụng góp phần thực thi hiệu quả trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu đối với các sản phẩm bao bì trong việc gom, tái chế, tối ưu hóa giá trị của nguồn tài nguyên, hạn chế tác động đến môi trường tự nhiên, cũng như hướng tới việc đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng người thu gom.
Theo ông Phạm Mạnh Hoài, quản lý đối tác và chính sách, chương trình giảm nhựa, tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF), thông qua hoạt động hợp tác đầu tư này, các nghiên cứu, thí điểm nhằm tối ưu hóa, bảo đảm đầy đủ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất trong việc thu gom, tái chế sản phẩm bao bì giấy hỗn hợp sẽ tiếp tục được phát triển nhằm tiếp cận thành công định hướng xây dựng nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. | |
Đồng thời, cùng với sự chung tay của nhiều phía, từ Chính phủ, các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng và người dân, mô hình tối ưu thu được từ hoạt động hợp tác đầu tư này sẽ được sử dụng để phát triển và áp dụng hiệu quả cho nhiều loại rác thải khác. |