Coi chất thải rắn là tài nguyên quan trọng

26/03/2022

Đây là quan điểm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà tại phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội vừa qua.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, về mặt pháp luật, về cơ bản Việt Nam đã có đẩy đủ quy định liên quan đến bảo vệ môi trường, bao gồm những quy định cụ thể về nhiệm vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Trong đó, nội dung về kinh tế tuần hoàn được đưa ra tại điều 142 của Luật Bảo vệ môi trường, nhấn mạnh trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương trong việc lồng ghép kinh tế tuần hoàn vào chiến lực quy hoạch, kế hoạch, chương trình… Doanh nghiệp và người dân cũng phải thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến giảm thiểu xả thải, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên.

Ngoài ra, nhiều quy định khác liên quan đến công tác bảo vệ môi trường như chính sách thuế, phí; ký quỹ bảo vệ môi trường; thị trường carbon; phát triển công nghiệp, dịch vụ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ bảo vệ môi trường… đều được lồng ghép nội dung liên quan đến kinh tế tuần hoàn.

Dựa trên quan điểm về kinh tế tuần hoàn, Bộ trưởng cho biết, định hướng của quản lý chất thải rắn sẽ coi chất thải rắn là tài nguyên, do đó phải tái sử dụng, tái chế một cách có hiệu quả, thay cho việc chôn lấp, xử lý không hợp vệ sinh như trước đây.

Một mắt xích quan trọng để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn là công nghệ xử lý rác thải. Về việc này, Bộ Tài nguyên và môi trường sẽ tiến hành tổng kết, đánh giá toàn bộ các trung tâm xử lý rác thải trên cả nước, lựa chọn công bố những công nghệ phù hợp để địa phương chủ động lựa chọn.

“Công nghệ gì cũng sẽ theo hướng tái chế, tái sử dụng và biến chất thải trở thành năng lượng”, lãnh đạo ngành tài nguyên và môi trường nhấn mạnh.

Huy động nguồn lực từ người dân

Có quan điểm rõ ràng, có đầy đủ công cụ về pháp luật, tuy nhiên theo Bộ trưởng, điều quan trọng là phải phát huy trách nhiệm, huy động nguồn lực từ xã hội vào công tác xử lý chất thải. Đây sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của công tác xử lý chất thải rắn.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, các dịch vụ về môi trường như thu gom, xử lý, tái chế rác sẽ được tính toán để cho người dân tham gia đóng góp một phần, Nhà nước hỗ trợ ban đầu một phần để phát triển trở thành một ngành công nghiệp dịch vụ, có cơ chế ưu đãi rõ ràng cho các doanh nghiệp tham gia.

Các công cụ liên quan đến vấn đề này đã được đưa ra tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 như thu phí rác thải theo khối lượng; phân loại rác thải bắt buộc tại hộ gia đình…, theo đó tăng cường sự tham gia của người dân thay cho mức thu phí bảo vệ môi trường “có cũng như không” như trước đây.

Đồng hành với chủ trương của Bộ Tài nguyên và môi trường, cộng đồng doanh nghiệp cũng có nhiều hoạt động hướng tới thay đổi nhận thức, hành vi của người tiêu dùng, hướng tới hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn trên nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn.

Trong đó phải kể đến Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) đã tổ chức nhiều chương trình khuyến khích, hướng dẫn người dân phân loại rác thải, đổi rác lấy quà. Các chương trình của PRO Việt Nam tập trung nhiều vào các hộ gia đình và các em nhỏ để tạo thông điệp mang tính lan tỏa.

PRO Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ thay đổi được thói quen của người tiêu dùng Việt Nam đối với rác thải bao bì, làm nền móng để thực hiện mục tiêu đến năm 2030 tái chế 100% bao bì được sử dụng bởi các thành viên của liên minh.

Theo TheLEADER

 

Bài viết liên quan
‘Gen Z là thế hệ xanh nhất Việt Nam’

Theo TS. Võ Trí Thành, thế hệ trẻ đang rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, do đó doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế trong trung và dài hạn nếu theo đuổi chiến lược kinh tế tuần hoàn. Mới đây, Suntory Pepsico Việt Nam và Nhựa […]

Bí quyết cho tỷ lệ tái chế trên 90% của các nước châu Âu

Năm 2019, EU đã chính thức thông qua chỉ thị quy định 90% chai nước giải khát bằng nhựa phải được thu hồi và tái chế vào trước năm 2030. Đây được xem là mục tiêu tham vọng, tác động tới không chỉ EU mà cả những đối tác thương mại của khu vực này. […]

Hỗ trợ ngành tái chế: Khuyến khích thay vì trợ cấp

Chính thức được áp dụng kể từ năm 2022, công cụ EPR yêu cầu các doanh nghiệp là nhà sản xuất, nhà nhập khẩu một số hàng hóa nhất định phải chịu trách nhiệm đến cuối vòng đời, tức là đến khi sản phẩm bị thải bỏ. Cụ thể, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm thu gom, […]

Đông Hải Bến Tre nhận 200 tỷ đồng tín dụng xanh từ HSBC

Vượt qua quy trình xét duyệt tín dụng xanh nghiêm ngặt của HSBC, khoản tín dụng sẽ giúp DOHACO nhập khẩu, hoặc mua giấy thải từ các nhà cung cấp trong nước để làm nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất các sản phẩm làm từ giấy. Ông Lương Văn Thành, Chủ tịch HĐQT […]

Nhựa Duy Tân: Mong muốn Việt Nam đi đầu về xử lý rác thải nhựa

Trong email được gửi từ ông Huỳnh Ngọc Thạch, Giám đốc điều hành Công ty Nhựa Tái chế Duy Tân, Tập đoàn Nhựa Duy Tân, có một điểm đặc biệt là dưới phần chữ ký ghi dòng chữ màu xanh lục: “Hãy cân nhắc về tác động môi trường trước khi in thư điện tử […]