Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn

30/01/2024

Sáng 24/1 tại Hà Nội đã diễn ra Chương trình “Giới thiệu ứng dụng chuyển đổi số thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn”.

Chương trình do Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Cục Tái tạo môi trường và Tuần hoàn vật liệu, Bộ Môi trường Nhật Bản tổ chức, nhằm giới thiệu ứng dụng kỹ thuật số để trực quan hóa vòng tuần hoàn vật chất và hiệu quả sử dụng tài nguyên, đồng thời thảo luận về khả năng áp dụng hệ thống để đóng góp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Chương trình còn có sự tham gia của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Bộ Môi trường Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, JICA Việt Nam cùng Hiệp hội nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam cùng một số doanh nghiệp.

Đại biểu trình bày tham luận tại chương trình

Phát biểu tại chương trình, ông Vũ Minh Lý – Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường Việt Nam cho biết: Chính phủ Việt Nam đã cam kết Việt Nam sẽ đạt phát thải ròng vào năm 2050. Để thực hiện cam kết trên, Việt Nam đang nỗ lực để đạt mục tiêu này trong đó, để chuyển đổi nền kinh tế từ tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, quy định, liên quan đến mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, tăng cường tái chế, tái sử dụng theo hướng kinh tế tuần hoàn.

Ông Ko Matsuura – Phòng Tài nguyên – Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết: Năm 2013, Bộ Môi trường Nhật Bản và Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã ký hợp tác trong công tác quản lý chất thải, dự án 3R.. và ngay trong tháng 1/2024 dự án Nhà máy xử lý chất thải phát điện tại Bắc Ninh đã được khánh thành và đi vào hoạt động điều này đã cho thấy công tác quản lý chất thải, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người đang ngày càng được nâng cao.

Nhật Bản đã có nhiều nỗ lực trong quản lý tài nguyên và môi trường, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Tôi tin rằng với kinh nghiệm, công nghệ, chuyên môn, Nhật Bản sẽ góp phần nâng cao công tác quản lý chất thải ở Việt Nam được tốt hơn”- ông Ko Matsuura khẳng định và thông tin, vào tháng 10/2023, JICA Việt Nam đã khở động dự án hỗ trợ kỹ thuật xây dựng quy chế Khu công nghiệp kiểu mẫu- Khu công nghiệp thông minh theo định hướng sinh thái và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành khu công nghiệp tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và hệ thống tuần hoàn vật liệu thông minh này có thể được sử dụng trong dự án của JICA qua đó nhằm thúc đẩy thực hiện Nghị định 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế được ban hành ngày 28/5/2022.

Ông Akira Hiroi phát biểu tại sự kiện

Phát biểu tại chương trình ông Akira Hiroi – Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội cho biết: Vấn đề chất thải hiện đang là vấn đề quan trọng nhất được cộng đồng quốc tế quan tâm giải quyết. Hiện lượng chất thải của Việt Nam ngày càng nhiều trong khi công tác quản lý chất thải và xử lý chất thải chưa phù hợp. Trong bối cảnh đó, Luật Bảo vệ môi trường 2020 được ban hành, cùng với đó là Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường cho thấy Việt Nam đang thúc đẩy chuyển đổi từ nền sản xuất tuyến tính sử dụng nhiều tài nguyên sang kinh tế tuần hoàn, sử dụng tài nguyên bền vững.

“Chính phủ Nhật Bản hy vọng có thể đóng góp vào quá trình chuyển dịch nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam không chỉ qua các chương trình đã hợp tác trong suốt nhiều năm qua mà còn nhiều chương trình khác trong tương lai”- ông Akira Hiroi nhấn mạnh.

Tại hội thảo các chuyên gia đến từ Nippon Koei, JICA Việt Nam, Viện Chiến lược, Chính sách, Tài nguyên và Môi trường đã trình bày các tham luận về các vấn đề: Nhìn nhận tổng quan về xu hướng kinh tế tuần hoàn toàn cầu và tổng quan về tình hình thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam; Giới thiệu “Hệ thống tuần hoàn vậy liệu thông minh” và thảo luận về những tiềm năng phát triển hệ thống này ở Việt Nam.

Qua đó các chuyên gia, nhà quản lý cùng thảo luận về những thách thức và khó khăn trong việc giới thiệu và triển khai hệ thống tuần hoàn vật liệu thông minh trong các Khu công nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Kinh tế tuần hoàn và Khu công nghiệp sinh thái đang được thúc đẩy trên toàn cầu.

(Theo Công Thương)

 

Bài viết liên quan
Việt Nam Ủng Hộ Có Thỏa Thuận Toàn Cầu Về Ô Nhiễm Nhựa

Ngày 23/4, phiên họp thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) về rác thải nhựa đã chính thức diễn ra tại Ottawa, Canada với sự tham dự của các nhà đàm phán đến từ 176 quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Quang cảnh chung của phiên họp Mục tiêu […]

Thỏa Thuận Toàn Cầu Về Ô Nhiễm Nhựa Bước Vào Phiên Đàm Phán Thứ 4

Việt Nam cùng với gần 180 quốc gia đã bước vào Phiên thứ tư Hội nghị đàm phán liên chính phủ về xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa (INC-4) tại Ottawa, Canada. Đây là phiên đàm phán có số lượng đại biểu đăng ký tham dự đông nhất từ trước đến […]

Ra Mắt ‘Việt Nam Xanh’ – Chuỗi Hoạt Động Lan Tỏa Thông Tin Về Kinh Tế Xanh

Tại hội thảo ‘Thị trường tín chỉ carbon – Động lực xây dựng Việt Nam Xanh’ sáng 20-4, báo Tuổi Trẻ đã công bố, chính thức ra mắt chuyên trang ‘Việt Nam Xanh’. Nghi thức công bố dự án Việt Nam Xanh Hoạt động nhằm lan tỏa những câu chuyện, hành động cụ thể của […]

PRO Việt Nam Hỗ Trợ An Sinh Xã Hội Và Nguồn Vốn Vay Cho Lực Lượng Thu Gom Rác Dân Lập

Liên Minh Tái Chế Bao Bì Việt Nam (PRO Việt Nam) phối hợp với tổ chức Chuyên trách về môi trường và phát triển Thế giới Thứ Ba (ENDA Việt Nam) hỗ trợ an sinh xã hội và quỹ quay vòng vốn cho lực lượng thu gom rác dân lập tại Tp. Hồ Chí Minh. […]

Saigon Co.op ký kết với Winrock International triển khai mô hình tuần hoàn chất thải

Ngày 12-4-2024, Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với Tổ chức Winrock International. Theo đó, hai bên cùng cam kết giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng cách tạo ra mô hình tuần hoàn chất thải, tăng cường phân loại tại nguồn và […]