Chính thức ban hành
hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt

06/11/2023
Ngày 2/11/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã ban hành Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT về việc Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt.

Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) đã được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường cùng Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ TN&MT.

Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT đã khẳng định lại các quy định về quản lý CTRSH được quy định tại các văn bản nêu trên đồng thời đề cập chi tiết trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 

Trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Quyết định việc phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt khác theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Khoản 2 Điều 75); bố trí mặt bằng điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Khoản 2 Điều 76); lựa chọn cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt (Khoản 1 Điều 77); lựa chọn cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt (Khoản 2 Điều 78);quy hoạch, bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện việc giao đất kịp thời để triển khai xây dựng và vận hành khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; bố trí kinh phí cho việc đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hệ thống các công trình, biện pháp, thiết bị công cộng phục vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn (Khoản 6 Điều 78); quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại (khoản 6 Điều 79).

Ảnh minh họa cho việc phân loại rác tại nguồn

Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Quy định yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt (khoản 2 Điều 76); quy định yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; xây dựng hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường (khoản 5 Điều 79); hướng dẫn đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt (khoản 4 Điều 80).

Quy định chi tiết đối với quản lý CTRSH

Triển khai hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 1010/1/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, trong đó đã quy định: (1) Nội dung về yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt; (2) Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; (3) Tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; (4) Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; (5) Hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải; (6) Phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng đối với nhà đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; (7) Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi kết thúc hoạt động. 

Phân loại CTRSH thành 3 nhóm chính

Để tiếp tục hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại khoản 5 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành “Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt”. Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt đưa ra nhận diện tối đa chủng loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân và phân loại thành 3 nhóm chất thải chính theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường gồm: (1) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; (2) Chất thải thực phẩm; (3) Chất thải rắn sinh hoạt khác (Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt kèm theo). 

Triển khai quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện một số nội dung sau: 

1. Nghiên cứu, áp dụng Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt (ban hành kèm theo Văn bản này) để xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn bảo đảm phù hợp với các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và các Văn bản hướng dẫn thực hiện; trong đó lưu ý một số nội dung sau:

a) Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt nhằm thúc đẩy tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải, sản phẩm thải bỏ, tận dụng tối đa giá trị, kéo dài vòng đời của sản phẩm, vật liệu; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư,  hộ gia đình, cá nhân tham gia chương trình tái chế, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các Văn bản hướng dẫn thực hiện; giảm tối đa lượng chất thải phải xử lý.

b) Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt cần phù hợp với hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, công nghệ xử lý chất thải hiện có; điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội; phù hợp với nội dung quản lý chất thải trong các quy hoạch cấp tỉnh, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia; nguồn lực tài chính của địa phương. 

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân
thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân; triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt chậm nhất là ngày 31/12/2024. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị quý Ủy ban phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường (thông qua Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường) để được hướng dẫn kịp thời hoặc xem xét, điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.

(Theo Môi trường và Đô thị)

Bài viết liên quan
UNEP sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật để Việt Nam phát triển thị trường carbon

Ngày 15/4, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy tiếp bà Dechen Tsering, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP). Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy tiếp bà Dechen Tsering, Giám đốc khu vực […]

Thành công mô hình thu gom rác thải nhựa sinh hoạt trên tàu cá

Bình Định – Mô hình thí điểm thu gom rác thải nhựa sinh hoạt trên tàu cá đưa vào bờ tại Cảng cá Quy Nhơn đã nâng cao ý thức bảo bệ môi trường biển của ngư dân. Ngày 13/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định phối hợp với UBND thành phố Quy […]

Tiềm năng và những khó khăn trong việc tái chế rác nhựa, quản lý chất thải tại Việt Nam

Tỷ lệ thu gom rác nhựa tại các khu đô thị lớn ở Indonesia, Thái Lan và Việt Nam chỉ đạt 8-25%. Mặc dù tiềm năng tái chế lớn, các quốc gia này đối mặt với thách thức lớn do chi phí thu gom và phân loại rác thải cao… Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. […]

Ajinomoto tối ưu hóa việc tái chế hộp nhựa đựng sốt mayonnaise

Duy trì chất lượng và an toàn trong khi vẫn mang lại sự ngon miệng và đạt được mục tiêu không có rác thải nhựa để giảm gánh nặng cho môi trường là một thách thức. Tìm hiểu về các vấn đề xung quanh rác thải nhựa và những cải tiến đang được thực hiện […]

Công nghệ giúp tiêu dùng xanh có thể đi đường dài

Công nghệ đang trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam không chỉ tối ưu hóa chi phí sản xuất mà còn thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh. Bà Đặng Huỳnh Ức My, chủ tịch HĐQT TTC AgriS, chia sẻ tại hội thảo – Ảnh: QUANG ĐỊNH Trong bối […]