Bao bì chiếm phần lớn rác thải nhựa, Doanh nghiệp gấp rút đẩy mạnh tái chế

21/02/2025

Theo các chuyên gia, việc sản xuất bao bì đòi hỏi một lượng lớn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất và xử lý rác thải bao bì tạo ra lượng lớn khí nhà kính, góp phần gây biến đổi khí hậu.

Tại buổi họp báo giới thiệu Triển lãm Quốc tế lần thứ 18 về công nghệ xử lý, chế biến, đóng gói bao bì và xu hướng bao bì thân thiện với môi trường (ProPak Vietnam năm 2025), bà Chu Thị Kim Thanh, Giám đốc vận hành PRO Việt Nam, cho biết bao bì là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, giúp bảo quản, bảo vệ và vận chuyển sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.

Tuy nhiên, việc sản xuất bao bì đòi hỏi một lượng lớn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất và xử lý rác thải bao bì tạo ra lượng lớn khí nhà kính, góp phần gây biến đổi khí hậu. “Bao bì chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng lượng phát thải rác thải nhựa ra môi trường”, bà Thanh nhấn mạnh.

Bà Thanh cũng cho biết từ năm 2019, các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành hàng tiêu dùng đã liên kết thành lập liên minh, triển khai nhiều chương trình thu gom và tái chế nhựa. Theo bà Thanh, tái chế không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Bà Chu Thị Kim Thanh, Giám đốc vận hành Công ty CP Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam)

Theo ông Nguyễn Thi, Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 1950, thế giới sản xuất khoảng 2 triệu tấn nhựa, nhưng đến năm 2019 con số này đã tăng lên 368 triệu tấn. Nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả, dự báo đến năm 2040, con số này có thể lên tới 736 triệu tấn. “Mức tiêu thụ nhựa hiện nay đang gia tăng nhanh hơn tốc độ dân số, cho thấy con người đang sử dụng nhựa quá mức”, ông Thi nhấn mạnh.

Cũng theo đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay nhiều quốc gia đã triển khai các chính sách giảm thiểu, tỉ lệ tiêu thụ nhựa vẫn tiếp tục tăng. Tại Việt Nam, tình trạng này cũng không mấy khả quan. Năm 1990 Việt Nam tiêu thụ khoảng 0,2 triệu tấn nhựa, nhưng đến năm 2022 con số này đã tăng lên hơn 9 triệu tấn. Dự báo đến năm 2029, sản lượng tiêu thụ nhựa có thể tăng gấp đôi.

Xét về mức tiêu thụ bình quân đầu người, theo ông Thi, năm 1990 mỗi người Việt sử dụng khoảng 3,8kg nhựa/năm, song đến năm 2019 con số này đã tăng lên 81kg.

“Chúng ta cần giải pháp quyết liệt để giảm rác thải nhựa, thúc đẩy tái chế và áp dụng kinh tế tuần hoàn nhằm hạn chế phụ thuộc vào nhựa nguyên sinh”, ông Thi nói.

Tại sự kiện, đại diện phía doanh nghiệp, bà Nguyễn Thanh Giang, Tổng Giám đốc Công ty Tetra Pak Việt Nam (KCN VSIP II-A, TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), cho biết, theo số liệu của Euromonitor, ngành F&B sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) giai đoạn 2023 – 2027 đạt 10,25% và dự kiến sẽ đạt giá trị 872.916 nghìn tỷ đồng vào năm 2027. Như vậy, ngành chế biến và đóng gói cũng phải tăng trưởng nhanh để bắt kịp nhu cầu từ thị trường và đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng bền vững. Để bắt kịp tốc độ tăng trưởng của ngành F&B, các doanh nghiệp trong ngành bao bì cần tập trung vào ba yếu tố cốt lõi: tối ưu chi phí sản xuất, ứng dụng công nghệ xanh và đẩy mạnh tái chế.

Theo bà Giang, việc sử dụng các loại bao bì sinh thái, bao bì tái chế thay thế bao bì nhựa truyền thống sẽ mang lại nhiều lợi ích, như giảm thiểu rác thải nhựa, ô nhiễm môi trường; an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng; đáp ứng xu hướng và nhu cầu của thị trường. Cũng theo bà Giang, tham vọng của doanh nghiệp là loại bỏ triệt để việc phát thải khí nhà kính từ các hoạt động của nhà máy vào năm 2030.

“Hiện nay, tất cả các dòng bao bì của doanh nghiệp đều là bao bì xanh. Dự kiến cuối năm 2025, doanh nghiệp sẽ đầu tư hệ thống tái chế bao bì, cải tiến công nghệ để nâng cao năng suất, giảm năng lượng sử dụng. Công ty còn áp dụng các giải pháp, như tuần hoàn nước trong sản xuất, để giảm thiểu tác động đến môi trường”, bà Giang thông tin.

Theo bà Chu Thị Vân Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA), ngành đồ uống, ngành bao bì đã và đang đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ, vận chuyển, phân phối hàng hóa một cách hiệu quả. Cùng với xu hướng của thế giới, ngành bao bì Việt Nam đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, hướng đến phát triển xanh, sản xuất xanh và bền vững. Đây là một bước tiến quan trọng không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp và cộng đồng.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp bao bì đang cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ cả về chất và lượng, tác động lâu dài và bền vững đối với thói quen sử dụng của người tiêu dùng. Do đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng bao bì cần nhanh chóng nắm bắt xu hướng mới, điều chỉnh chiến lược phù hợp để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Nguồn: Việt Nam Finance

Bài viết liên quan
Việt Nam sắp xây con đường thứ hai từ rác nhựa

Đường dự kiến dài 400 m, gấp đôi con đường đầu tiên từ rác nhựa hoàn thiện cách đây 6 năm, tại khuôn viên khu công nghiệp Deep C, Hải Phòng. Thông tin này được bà Diệp Thị Kim Hoàn, Giám đốc Phát triển bền vững Tổ hợp Khu công nghiệp Deep C (Hải Phòng) […]

Đề xuất bỏ quy định tái chế bắt buộc với pin ôtô

Dự thảo mới nhất đã đưa mức tái chế bắt buộc với pin sử dụng cho ôtô điện về 0%, thay vì áp dụng chung tỷ lệ 8% với pin sạc nhiều. Tại hội thảo lấy ý kiến dự thảo Nghị định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu (EPR), […]

Xử lý rác thải tồn lưu làng nghề từ hỗ trợ kỹ thuật của Na Uy

Na Uy và UNDP tại Việt Nam xác định cần xử lý triệt để lượng rác thải nhựa tồn lưu, góp phần thực hiện các cam kết quốc gia về quản lý rác thải nhựa. Ngày 27/6, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp cùng Sở NN-MT tỉnh Hưng […]

Các nhà khoa học Anh tìm ra phương pháp biến đổi chất thải nhựa thành thuốc giảm đau

Các nhà khoa học Anh đã dùng vi khuẩn E. coli biến đổi gene để chuyển đổi các phân tử nhựa thành thuốc giảm đau acetaminophen, hay còn gọi là paracetamol. Các nhà khoa học tại Đại học Edinburgh (Anh) đã sử dụng vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) để chuyển đổi các phân tử […]

64% doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa chuẩn bị cho chuyển đổi xanh

Thông tin tại hội thảo khởi động Dự án “Trung tâm Chuyển đổi kép – chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo nhằm bảo vệ môi trường và khí hậu tại Việt Nam”. Dự án “Trung tâm Chuyển đổi kép – chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo nhằm bảo vệ môi trường […]