Giải Rác: Những hộp sữa tương lai sẽ trông như thế nào?

03/05/2021

Trà sữa và cà phê thì đựng được trong ly và ống kim loại, nhưng sữa là một bài toán khác.

Có khi nào bạn tự hỏi mình sẽ uống một hộp sữa như thế nào trong tương lai?

Có khi nào bạn tự hỏi mình sẽ uống một hộp sữa như thế nào trong tương lai?

Mỗi khi nghĩ về tương lai, chúng ta thường tưởng tượng ra một viễn cảnh trùng điệp các tòa cao ốc với những chiếc xe biết bay. Nhưng có khi nào bạn tự hỏi mình sẽ uống một hộp sữa như thế nào trong những ngày sắp tới đó? 

Trà sữa và cà phê thì đựng được trong ly và ống kim loại, nhưng sữa là một bài toán khác. Chúng ta chỉ có thể chọn hộp giấy để chứa sữa, khi so sánh với hai phương án khác là bình thủy tinh và… bên trong con bò.

Trên thực tế, những chiếc hộp sữa liên tục thay đổi từ khi được phát minh ra. Đơn giản từ việc thu nhỏ để vừa tay, đến việc đính kèm ống hút để tránh đổ sữa khi vừa uống vừa di chuyển. Tương lai, thiết kế của hộp sữa sẽ ngày càng cấp tiến khi kinh tế tuần hoàn lên ngôi.

Cuộc sống trước khi những hộp sữa được lên kệ

Với ưu điểm về giá thành và sự tiện lợi, hộp carton trở thành sự lựa chọn tối ưu và thống trị một trong những thị trường khổng lồ như Mỹ từ những năm 1950. Những chiếc hộp gọn gàng đầy đủ thông tin về hạn sử dụng trở thành phương tiện truyền dinh dưỡng tiện lợi bậc nhất. Từ đó, cả thế giới nhảy vào một cuộc chạy đua để thiết kế những hộp sữa bắt mắt và tiện lợi hơn.

Mặt bên hộp sữa vào những năm 1980 để đăng tin người mất tích!| Nguồn: Fakt.pl

Mặt bên hộp sữa vào những năm 1980 để đăng tin người mất tích!| Nguồn: Fakt.pl

Hộp giấy nhưng vẫn nhiều nhựa?

Nếu bạn cầm một hộp sữa bất kì, bạn dễ dàng nhận ra nhiều nguyên liệu khác nhau cùng tồn tại trên đó. Từ giấy làm vỏ hộp, bao nhựa của ống hút, ống hút cũng từ nhựa và cũng không bỏ qua lớp nhôm mỏng để cắm ống hút vào. Với một hàm lượng nhựa sử dụng một lần lớn, việc tái chế và loại bỏ ảnh hưởng đến môi trường là hoàn toàn bất khả thi. 

May mắn thay, chúng ta luôn có chỗ cho sự thay đổi.

‘Xanh’ thôi liệu có đủ?

Một hộp sữa thân thiện với môi trường dĩ nhiên cần được làm từ nguyên liệu xanh. Nhưng một hộp sữa phù hợp cho dây chuyền sản xuất tuần hoàn thì cần làm từ một nguyên liệu chung, từ ống hút đến vỏ hộp. Mẫu số chung này chính là lời giải cho việc sản xuất hàng loạt các hộp sữa ‘xanh’. 

Hiện nay, một số doanh nghiệp đã tiến tới sản xuất hàng loạt không ít loại hộp với chất liệu có thể tái tạo và tính năng mới. 

Bóc và lột vỏ một hộp sữa

Cấu tạo của một hộp sữa không đơn giản như bề ngoài của nó.

Tùy vào loại sữa mà vỏ hộp sẽ khác nhau về số lớp, nhưng chất liệu gần như chỉ có rất ít khác biệt. Đối với loại sữa bảo quản lâu (shelf – stable carton), vỏ hộp gồm có 3 lớp nhựa nhiệt dẻo (polyethylene) và xen kẽ một lớp bột giấy (paperboard) và một lớp nhôm mỏng. Loại còn lại là sữa phải bảo quản đông lạnh. Hộp dành cho loại này đơn giản là 2 lớp nhựa kẹp giữa lớp bột giấy. 

Cấu tạo của một hộp sữa không đơn giản như bề ngoài của nó.

Cấu tạo của một hộp sữa không đơn giản như bề ngoài của nó.| Trà Nhữ @averagetea_ cho Vietcetera

Nguyên liệu sinh học – Bước tiến hóa tiếp theo của những hộp sữa

Thay đổi nguyên liệu là phương pháp dễ tạo ảnh hưởng nhất. Những phần nhựa (bao gồm cả nắp hộp) sản xuất từ nguyên liệu hóa thạch dần được thay thế bằng nhựa làm từ bã mía. Hơn thế, quy trình sản xuất khép kín được vận dụng để giảm thiểu lượng nước và năng lượng cũng như tái sử dụng những nguyên liệu thừa.

Một hộp sữa thường được làm từ 75% bột giấy. Việc đổi mới quy trình sản xuất phần chất liệu chính này sẽ góp phần không nhỏ việc bảo vệ môi trường. Vậy còn hơn một phần tư còn lại sẽ có những phương pháp gì?

Số ít doanh nghiệp đã tiến tới việc loại bỏ lớp nhựa để tạo ra những chiếc hộp thuần bột giấy. Thử thách ở đây nằm ở việc đảm bảo tính chống thấm như hoặc gần như khả năng của lớp nhựa ấy. 

Còn ống hút thì sao?

Trên mặt trận tái chế, nhiều sáng kiến được đưa ra để việc phân loại rác được nhanh chóng hơn. Tiêu biểu trong đó là sự đổi mới trong cách sử dụng ống hút và miệng hộp, vốn là hai bộ phận thuần nhựa dễ bị tách ra khỏi hộp và bị vứt bừa bãi gây ra nhiều hệ lụy lên môi trường

Ví dụ tại Nhật Bản, thương hiệu sữa đậu nành Marusan đã phổ biến loại hộp mà ống hút có thể được nhét vào lại bên trong hộp sau khi uống. Điều này không chỉ giúp cho việc phân loại dễ dàng hơn mà còn đảm bảo ống hút sẽ không “lưu lạc” ra đại dương. 

Điều này không chỉ giúp cho việc phân loại dễ dàng hơn mà còn đảm bảo ống hút sẽ không “lưu lạc” ra đại dương.

Điều này không chỉ giúp cho việc phân loại dễ dàng hơn mà còn đảm bảo ống hút sẽ không “lưu lạc” ra đại dương.| Nhi Thanh @obanhmis cho Vietcetera

Không dừng lại ở đây, sự bùng nổ của ống hút giấy đã gợi ý bước tiếp theo. Bằng cách sản xuất những ống hút vừa vặn với hộp bằng giấy, những hộp sữa sẽ trở nên hoàn toàn carbon trung tính và thân thiện với môi trường. 

Những vật dụng carton trong nhà bạn, có thể kiếp trước đã là một hộp sữa đấy

Việc tái chế hoàn toàn hộp sữa luôn là giải pháp lý tưởng nhất, dù sản phẩm cuối cùng không phải là một hộp sữa khác, mà là các sản phẩm như túi giấy, hộp quà, vỉ đựng trứng và cả giấy vệ sinh. 

Tuy nhiên, đặc tính cấu tạo từ nhiều lớp khiến cho việc phân tách và xử lý trở nên khó khăn và tốn kém. Do đó, những nỗ lực trong việc chuyển đổi sang nguyên liệu sinh học là những dấu hiệu tích cực đầu tiên trong việc tiến tới tái chế hoàn toàn một hộp sữa.

Vậy đâu là mắt xích cuối cùng để hoàn thành một quy trình tái chế vỏ hộp?

Doanh nghiệp tiến 1 bước, cộng đồng bước đến 99 bước

Tại Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội, những cung đường thu thập vỏ hộp và rác tái chế được thiết kế đi qua các quận đông dân. Còn ở những địa điểm du lịch, tiêu biểu là phố cổ Hội An và đảo ngọc Phú Quốc, các liên minh tái chế đã cùng cư dân thực hiện những dự án để giảm một nửa lượng rác thải.

Đối với các hộp sữa, người dân sẽ chủ động thu gom từ hộp đến ống hút để các doanh nghiệp có thể dễ dàng phân tách các lớp vỏ và thực hiện quy trình tái chế.

Quy trình thu gom và tái chế

Trà Nhữ @averagetea_ cho Vietcetera

Quy trình tái chế để mang một cuộc sống mới cho các vỏ hộp được thực hiện như thế nào? Và nếu bạn muốn chung tay đưa những vỏ hộp về đúng nơi của nó, bạn cần biết những địa điểm nào? Hãy đón xem tập tiếp theo của series Giải Rác!

Theo Vietcetera

Bài viết liên quan
Ra Mắt ‘Việt Nam Xanh’ – Chuỗi Hoạt Động Lan Tỏa Thông Tin Về Kinh Tế Xanh

Tại hội thảo ‘Thị trường tín chỉ carbon – Động lực xây dựng Việt Nam Xanh’ sáng 20-4, báo Tuổi Trẻ đã công bố, chính thức ra mắt chuyên trang ‘Việt Nam Xanh’. Nghi thức công bố dự án Việt Nam Xanh Hoạt động nhằm lan tỏa những câu chuyện, hành động cụ thể của […]

PRO Việt Nam Hỗ Trợ An Sinh Xã Hội Và Nguồn Vốn Vay Cho Lực Lượng Thu Gom Rác Dân Lập

Liên Minh Tái Chế Bao Bì Việt Nam (PRO Việt Nam) phối hợp với tổ chức Chuyên trách về môi trường và phát triển Thế giới Thứ Ba (ENDA Việt Nam) hỗ trợ an sinh xã hội và quỹ quay vòng vốn cho lực lượng thu gom rác dân lập tại Tp. Hồ Chí Minh. […]

Saigon Co.op ký kết với Winrock International triển khai mô hình tuần hoàn chất thải

Ngày 12-4-2024, Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với Tổ chức Winrock International. Theo đó, hai bên cùng cam kết giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng cách tạo ra mô hình tuần hoàn chất thải, tăng cường phân loại tại nguồn và […]

Nỗi lo rác thải biển

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, trong đó 0,28 – 0,73 triệu tấn bị thải ra biển, nhưng chỉ 27% trong số này được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp. 25/34 bãi biển […]

Thực thi EPR: Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi gì?

EPR yêu cầu các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm với việc thu gom, tái chế và xử lý các sản phẩm của họ sau khi không còn sử dụng được nữa. Vậy doanh nghiệp được hưởng ưu đãi gì khi thực hiện EPR? Tái chế vỏ hộp giấy thành sản phẩm mái lợp […]