EPR định hình tương lai ‘xanh’ của ngành giấy

09/07/2025

Cơ chế Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đang mở ra cơ hội lớn cho ngành giấy Việt Nam, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả tái chế…

Đây là nhận định của ông Lương Chí Hiếu – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), tại Tọa đàm “Thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất: Gia tăng hiệu quả bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công nghiệp” mới đây tại Hà Nội.

Theo ông Lương Chí Hiếu, EPR giúp tăng cường thu gom, phân loại, tái chế và tiêu thụ sản phẩm từ nguyên liệu tái chế. Điều này trực tiếp thúc đẩy các doanh nghiệp ngành giấy đầu tư vào công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tạo ra chuỗi giá trị bền vững. Các loại giấy thu hồi như tạp chí, báo, văn phòng, hay thùng carton cũ đều được phân loại kỹ lưỡng để tối ưu hóa hiệu quả tái chế. Bên cạnh đó, EPR định hình tương lai xanh của ngành giấy.

EPR đang mở ra cơ hội lớn cho ngành giấy Việt Nam. Ảnh: Thủy Nhi.
EPR đang mở ra cơ hội lớn cho ngành giấy Việt Nam. Ảnh: Thủy Nhi.

Thực tế đã chứng minh hiệu quả của EPR, nhiều doanh nghiệp hội viên VPPA đã tăng công suất từ 2.000-10.000 tấn/năm lên trên 100.000 tấn/năm. Công nghệ tái chế hiện đại giúp giảm đáng kể lượng nước tiêu hao (từ 15-20m3/tấn xuống còn 3-4m3/tấn) và tiết kiệm 20 – 30% năng lượng. Các doanh nghiệp cũng tích cực tham gia Liên minh Tái chế Bao bì (PRO Việt Nam), kiểm soát tốt nước thải, khí thải và tận dụng phế liệu giấy làm nguyên liệu thứ cấp, giảm phụ thuộc nhập khẩu.

Tuy nhiên, đại diện VPPA cũng chia sẻ những khó khăn. Mức ký quỹ bảo vệ môi trường khi nhập khẩu nguyên liệu giấy thu hồi còn cao (15-20%), gây áp lực tài chính lớn. Hạn mức nhập khẩu không linh hoạt theo nhu cầu thị trường, và hệ thống thu gom nội địa còn manh mún, thiếu hỗ trợ.

VPPA đề xuất giảm mức ký quỹ môi trường xuống 5% đối với doanh nghiệp không vi phạm, linh hoạt hạn mức nhập khẩu +/-20% và cho phép doanh nghiệp nộp thuế thay người thu mua nhỏ lẻ.

Ông Phạm Sinh Thành từ Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) cũng nhấn mạnh, mặc dù hầu hết doanh nghiệp thực hiện EPR đều đóng tiền vào Quỹ EPR (Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam), nhưng Quỹ này chưa có cơ chế chi tiêu rõ ràng. Điều này khiến các doanh nghiệp tái chế (đối tượng được hưởng hỗ trợ) chưa tiếp cận được nguồn vốn, làm giảm hiệu quả chính sách. Việc sớm ban hành quy định chi tiêu của Quỹ EPR là cần thiết để thúc đẩy tối đa hoạt động tái chế, giảm rác thải và tiết kiệm tài nguyên.

 

Nguồn: Thủy Nhi – Báo Nông nghiệp và Môi trường.

Bài viết liên quan
Người Đông Nam Á đang ‘ăn nhựa mỗi ngày’ mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó người dân Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam được cho là ‘ăn’ nhiều hạt vi nhựa nhất thế giới. Quan sát qua kính hiển vi, những đốm đen trên màn hình hiển thị những mảnh nhựa […]

[Tiêu điểm thành viên] Suntory Pepsico: Hợp tác công – tư bảo tồn nguồn nước gắn với rừng đầu nguồn

Chương trình ‘Water of Life: Bảo tồn nguồn nước – Vì một Việt Nam xanh’ năm 2025 nằm trong khuôn khổ hợp tác công – tư hướng đến bảo tồn rừng, nguồn nước… Ngày 5/7 tại Hà Nội, Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Công ty TNHH Nước […]

Ngành bao bì và tái chế ‘bứt tốc’ trên đường đua xanh

Ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển đổi xanh, đầu tư bao bì theo chuẩn bền vững xuyên suốt từ thiết kế đầu vào đến tái chế đầu ra. Chị Đoàn Trần Hoàng My sử dụng máy Botol đặt tại cửa hàng Annam Gourmet để tái chế các chai nhựa – Ảnh: QUANG ĐỊNH. Theo Bộ […]

Bổ sung nhiều điểm mới trong Dự thảo Nghị định về EPR

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường giải đáp nhiều thắc mắc cũng như làm rõ nhiều nội dung mới được bổ sung trong Dự thảo Nghị định về EPR. Làm rõ một số trường hợp đặc thù Tại Hội thảo “Phổ biến và lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định về […]

Việt Nam sắp xây con đường thứ hai từ rác nhựa

Đường dự kiến dài 400 m, gấp đôi con đường đầu tiên từ rác nhựa hoàn thiện cách đây 6 năm, tại khuôn viên khu công nghiệp Deep C, Hải Phòng. Thông tin này được bà Diệp Thị Kim Hoàn, Giám đốc Phát triển bền vững Tổ hợp Khu công nghiệp Deep C (Hải Phòng) […]