7 Loại Hộp Đựng Đồ Ăn Mang Đi Không Nên Cho Vào Thùng Tái Chế

09/04/2025

Bạn có thể nghĩ rằng trong năm 2025, hầu hết các loại hộp đựng đồ ăn mang đi đều có thể tái chế — nhưng sự thật lại không hoàn toàn như vậy.

Một số vật liệu như thủy tinh và giấy gần như luôn được chấp nhận trong hệ thống tái chế. Tuy nhiên, nhiều vật liệu khác lại khó xác định hơn — và điều kiện của hộp đựng (như có dính dầu mỡ hay không) cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc liệu chúng có thể được tái chế hay không. Ngay cả hộp bánh pizza – vốn được làm từ bìa cứng – cũng không phải lúc nào cũng có thể tái chế. Việc bỏ nhầm những loại vật liệu không thể xử lý vào thùng tái chế sẽ khiến hệ thống hoạt động kém hiệu quả.

Nỗ lực sống xanh luôn là điều đáng khích lệ, nhưng việc hiểu rõ loại hộp nào có thể – và không thể – tái chế sẽ giúp bạn góp phần bảo vệ môi trường một cách thiết thực hơn, ngay từ chính căn bếp của mình.

Để làm rõ những quy tắc và giới hạn thật sự xoay quanh việc tái chế hộp đựng đồ ăn mang đi, tôi đã trò chuyện cùng ôngJeremy Walters — một nhà hoạt động vì môi trường đầy tâm huyết, hiện đang là đại sứ bền vững của Republic Services, công ty thu gom và tái chế lớn thứ hai tại Mỹ. Ông Jeremy đã chia sẻ nhiều mẹo hữu ích mà ai cũng nên nhớ, cùng với những sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi cố gắng phân loại và tái chế các loại hộp đựng tại nhà.

Tái chế hộp đựng đồ ăn mang đi: Làm sao cho đúng?

Hộp xốp (Styrofoam) là “cơn ác mộng” với môi trường. Nguồn: Internet.

  1. Tìm hiểu kỹ về quy định tái chế tại nơi bạn sống:
    Một trong những điều quan trọng nhất để việc tái chế diễn ra suôn sẻ và hiệu quả là xác định rõ loại hộp đựng nào có thể — và không thể — tái chế ở địa phương bạn. Mỗi khu vực sẽ có quy định khác nhau, vì vậy bạn nên chủ động tra cứu thông tin từ bộ phận vệ sinh môi trường tại nơi cư trú.
  2. Đừng vội nghĩ là có thể tái chế:
    Việc một hộp đựng thức ăn mang đi có biểu tượng tái chế không đồng nghĩa với việc nó thật sự có thể tái chế. Một số nhà sản xuất giá rẻ vẫn dán nhãn “có thể tái chế” cho sản phẩm để trông thân thiện hơn với môi trường, dù thực tế loại vật liệu đó không được hệ thống tái chế chấp nhận. Vì vậy, hãy cẩn trọng và kiểm tra kỹ thông tin trước khi bỏ vào thùng tái chế.
  3. Rửa sạch trước khi tái chế:
    Trước khi được tái chế, đảm bảo chúng được rửa sạch vì thức ăn thừa, đặt biệt là dầu mỡ, làm vật liệu không còn đủ điều kiện để được tái chế.

Những loại hộp đựng thức ăn không thể tái chế

Hộp xốp Polystyrene (thường gọi là “hộp xốp trắng” hoặc “Styrofoam”)
Loại hộp này được sử dụng phổ biến để đựng đồ ăn mang đi hoặc giao hàng tận nơi — chắc hẳn bạn đã từng thấy qua. Tuy nhiên, đáng tiếc là chúng không thể tái chế và cần được bỏ vào rác thải sinh hoạt.

Hộp nhựa màu đen

black plastic takeout containers
Hộp nhựa đen đựng thức ăn mang đi thông dụng. Nguồn: Internet.

Đây là lựa chọn phổ biến trong nhiều nhà hàng. Dù thường được làm từ nhựa tái chế — phần nào thân thiện hơn với môi trường — nhưng hộp nhựa đen vẫn không thể tái chế. Theo chuyên gia Jeremy Walters, các thiết bị phân loại tại nhà máy tái chế hiện nay chưa đủ khả năng nhận diện và xử lý loại vật liệu này.

Hộp giấy đựng đồ ăn Trung Hoa & hộp nhựa nếp gấp (clamshells)

chinese-takeout-atu-images
Hộp giấy đựng đồ ăn bị thấm dầu mỡ cũng không tái chế được. Nguồn: Internet.

Dù bề ngoài có vẻ có thể tái chế, nhiều loại hộp này thường bị thấm dầu mỡ từ thức ăn — khiến chúng không còn đủ tiêu chuẩn để tái chế. Ngoài ra, nhiều loại còn được phủ lớp chống thấm, làm tăng độ bền nhưng lại gây khó khăn cho quá trình tái chế.

Hộp pizza dính dầu mỡ

pizza box and cheese pizza
Hộp bìa cứng đựng pizza không tái chế được nếu bị dính nhiều dầu mỡ. Nguồn: Internet.

Bìa carton là vật liệu có thể tái chế — trừ khi đã bị thấm dầu hoặc dính phô mai. Gợi ý: nếu phần nắp hộp vẫn sạch, bạn có thể xé riêng phần này để tái chế. Phần đáy hộp bị bẩn nên được bỏ đi.

Túi nhựa (túi nylon)
Nhiều đơn giao đồ ăn sử dụng túi nhựa, nhưng loại túi này không thể tái chế thông qua hệ thống rác tái chế thông thường và có thể làm hư hỏng máy móc tại nhà máy xử lý. Bạn nên tái sử dụng, mang trả lại siêu thị, hoặc tốt hơn nữa, yêu cầu túi giấy khi đặt hàng.

Dụng cụ ăn uống dùng một lần
Không phải vật dụng nhựa nào cũng được tái chế. Đối với muỗng nĩa nhựa, khả năng tái chế còn tùy vào nơi bạn sống và dịch vụ tái chế tại địa phương. Tốt nhất, khi đặt hàng, hãy ghi chú rằng bạn không cần dụng cụ ăn nhựa.

Đĩa giấy và khăn giấy bị dính thức ăn hoặc chất lỏng
Một khi đã bẩn, những vật dụng này không còn khả năng tái chế. Thay vào đó, hãy ưu tiên dùng sản phẩm có thể tái sử dụng, phân hủy sinh học, hoặc được thiết kế đặc biệt để thân thiện với môi trường.

Sáng kiến tái chế cộng đồng

Một số thành phố — như Austin, Texas — đã triển khai chương trình thu gom và ủ phân hữu cơ tận nhà dành cho các sản phẩm giấy bị dính thực phẩm như hộp đựng thức ăn, khăn giấy hay giấy lót.

Ở những nơi chưa có hệ thống chính thức, các mô hình khởi nghiệp như Block Bins tại Chicago đang mở ra hướng tiếp cận mới, bằng cách cung cấp dịch vụ chia sẻ thùng ủ phân sinh học, giúp cộng đồng dễ dàng tham gia xử lý rác hữu cơ một cách bền vững.

Hãy lựa chọn hộp đựng có thể tái chế

Hộp nhựa trong suốt (Clamshell)
Những chiếc hộp nhựa trong suốt có biểu tượng tái chế – đặc biệt là loại nhựa số 1 hoặc số 2 – hoàn toàn có thể tái chế. Nếu bạn thấy ký hiệu này dưới đáy hộp, đừng ngần ngại rửa sạch và cho vào thùng tái chế nhé!

Hộp nhôm

aluminum takeout container
Hộp nhôm đựng thực phẩm mang đi có thể tái chế được sau khi rửa sạch. Nguồn: Internet.

Bạn có nhớ những chiếc hộp nhôm mà dù bóp kỹ cỡ nào cũng không thể đóng lại như lúc nhà hàng giao hàng? Chính là chúng đấy – tái chế được, miễn là bạn rửa sạch và loại bỏ hoàn toàn thức ăn còn sót lại.

Hộp giấy hoặc bìa cứng
Nhiều hộp đựng được làm từ giấy tái chế hoặc bìa cứng và bản thân chúng cũng có thể được tái chế. Một số loại còn có thể phân hủy sinh học hoặc đem ủ phân nếu không bị thấm quá nhiều dầu mỡ. Dù không tái chế được, chúng vẫn ít gây hại môi trường hơn nhựa hoặc xốp khi bị đốt hoặc chôn lấp.

Túi giấy
Rất nhiều nhà hàng sử dụng túi giấy lớn để đựng đồ ăn mang đi – và tin tốt là chúng hoàn toàn có thể (và nên) được tái chế hoặc tái sử dụng. Trong khi đó, túi nhựa thường không thể tái chế được cùng các vật liệu khác và có thể gây hỏng hệ thống xử lý rác.

Các sản phẩm giấy sạch
Những vật dụng như đĩa giấy, khăn giấy hoặc hộp pizza bằng bìa cứng nếu không bị dính quá nhiều dầu mỡ thì thường có thể tái chế được.

Trở thành một phần của giải pháp

Nếu bạn cảm thấy phù hợp, hãy thử góp ý nhẹ nhàng với nhà hàng địa phương hoặc quán ăn yêu thích rằng bạn rất trân trọng nếu họ chuyển sang sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường thay vì nhựa và xốp. Bạn cũng có thể gửi một email ẩn danh, lịch sự, bày tỏ rằng bạn rất yêu thích món ăn và dịch vụ của họ — kèm theo một lời nhắn nhỏ, chân thành vì môi trường.

 

Nguồn: CNET.

Bài viết liên quan
Gợi Ý Tái Sử Dụng Bao Bì Nhựa

Trong hành trình hướng tới lối sống xanh và giảm thiểu rác thải nhựa, tái sử dụng chính là một trong những giải pháp hiệu quả, dễ áp dụng nhất. Nguyên tắc 3R (Reduce (Giảm thiểu) – Reuse (Tái sử dụng) – Recycle (Tái chế)) trong kiểm soát xả thải được đưa ra nhằm giảm […]

Chuỗi Thu Gom – Tái Chế Bao Bì: Vai Trò Và Trách Nhiệm Của Từng Mắt Xích

Chuỗi thu gom – tái chế bao bì đóng vai trò then chốt trong việc giảm thiểu rác thải và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Một hệ thống thu gom hiệu quả không chỉ giúp tăng tỷ lệ tái chế mà còn tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm […]

Thực Trạng Rác Thải Bao Bì Tại Việt Nam

Rác thải bao bì đang trở thành một trong những vấn đề môi trường cấp bách tại Việt Nam. Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), mỗi năm, Việt Nam phát sinh khoảng 3,9 triệu tấn rác thải nhựa, nhưng chỉ 10-15% được thu gom và tái chế. Đặc biệt, bao bì nhựa chiếm phần […]

EPR – Giải pháp then chốt cho tái chế bao bì tại Việt Nam

Mỗi năm, hàng triệu tấn rác thải nhựa và bao bì bị thải ra môi trường, gây áp lực lớn lên hệ sinh thái. Trước thực trạng đó, chính sách Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) xuất hiện như một giải pháp đột phá, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và nâng […]

Loại nhựa nào độc hại, loại nhựa nào an toàn đựng
thực phẩm?

Nhựa rất tiện dụng và được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, hạt vi nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể con người gây ra nhiều phản ứng có hại. Vậy loại nhựa nào độc hại, loại nhựa nào an toàn? Và có cách nào để phân biệt các loại nhựa độc hại và […]