TP.HCM: Đến 2030, xử lý rác bằng công nghệ đốt phát điện đạt 100%

26/05/2025

TP.HCM phấn đấu xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế đến năm 2025 đạt tỷ lệ ít nhất 80%, hướng tới năm 2030 đạt 100%.

UBND TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020-2030 trong năm 2025 trên địa bàn thành phố.

Theo đó, thành phố tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được trong triển khai Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020-2030 những năm qua; rà soát và đẩy mạnh các giải pháp đồng bộ nhằm hoàn thành 3 nhóm mục tiêu và 20 chỉ tiêu cụ thể của Chương trình này theo Quyết định số 1055/QĐ-UBND ngày 29/3/2021 của UBND TP.HCM. Trong đó, thành phố cần hoàn thành các chỉ tiêu trong năm 2025.

Hoạt động thu gom rác dân lập đến từng khu phố. Ảnh: Tường Tú.
Hoạt động thu gom rác dân lập đến từng khu phố. Ảnh: Tường Tú.

Cụ thể, tỷ lệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế đến năm 2025 đạt ít nhất 80%, hướng tới 2030 đạt 100%. Đến năm 2025, 100% phương tiện thu gom rác tại nguồn được chuyển đổi, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng vệ sinh và bảo vệ môi trường theo quy định; 100% trạm trung chuyển rác đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành và quy hoạch xử lý chất thải rắn TP.HCM đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom, xử lý tập trung đến năm 2025 đạt 58%, hướng tới 2030 đạt 88%.

Đến năm 2030, tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ nằm ngoài khu công nghiệp trên địa bàn thành phố xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường, đạt tỷ lệ 100%. Tỷ lệ nước thải bệnh viện, chất thải y tế được xử lý đạt quy chuẩn môi trường đạt 100%. Tỷ lệ cơ sở sản xuất có xử lý khí thải đạt quy chuẩn môi trường đạt 100%. Giảm 90% ô nhiễm không khí tăng thêm do hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn thành phố.

TP.HCM cũng sẽ chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới đạt tối thiểu 15% tổng công suất cực đại hệ thống điện trên toàn thành phố. 100% công chức, viên chức thành phố được phổ biến kiến thức ứng phó biến đổi khí hậu. 100% hộ gia đình được tiếp cận thông tin về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu. 90% học sinh, sinh viên, công chức, viên chức áp dụng những hành vi bảo vệ môi trường đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày.

UBND TP.HCM giao các sở ngành, các cơ quan trực thuộc UBND thành phố, UBND cấp cơ sở tổ chức triển khai các giải pháp, chương trình/dự án được phân công nhiệm vụ trong năm 2025; định kỳ báo cáo, cập nhật kết quả thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và Môi trường trước ngày 30/5/2025 và 01/11/2025 để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc cần thiết bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch này, các sở ngành, địa phương chủ động phối hợp Sở Nông nghiệp và Môi trường tổng hợp, đề xuất UBND TP.HCM quyết định.

 

Nguồn: Tường Tú – Báo Nông nghiệp & Môi trường.

Bài viết liên quan
Hoàn thiện hành lang pháp lý EPR, hướng tới sản xuất có trách nhiệm

Việc xây dựng hành lang pháp lý EPR minh bạch, khả thi sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất có trách nhiệm, tiết kiệm tài nguyên, tăng năng lực cạnh tranh. Ngày 19/6 tại TP.HCM, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Môi […]

Tìm ra hai giải pháp đột phá trong xử lý rác thải nhựa

Xử lý rác thải nhựa là nhiệm vụ cấp bách hiện nay, và hai nghiên cứu từ các nhà khoa học của Mỹ có thể giải quyết vấn đề. Rác thải nhựa là vấn đề nhức nhối trên thế giới. Ảnh minh họa: Internet. Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak […]

Bán tín chỉ carbon: Tiềm năng lớn trong ngành nông nghiệp

Việt Nam được coi là nước có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon. Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm, tương đương 57 triệu tấn CO2 được hấp thụ. Thị trường mua bán tín chỉ giảm phát thải sẽ ngày […]

Đột phá từ Nhật Bản: Nhựa tan trong nước biển chỉ sau vài giờ

Một nhà nghiên cứu trình diễn mẫu nhựa phân hủy trong đại dương tại Trung tâm Khoa học Vật chất Mới nổi (CEMS) thuộc Viện nghiên cứu Riken, thành phố Wako, tỉnh Saitama, Nhật Bản, ngày 27 tháng 5 năm 2025. Ảnh: REUTERS/Manami Yamada. Wako, Nhật Bản – Các nhà nghiên cứu tại Nhật Bản […]

Phát triển xanh: Doanh nghiệp cất cánh nhờ công nghệ

Với công nghệ làm đòn bẩy và đổi mới sáng tạo làm động lực, nhiều doanh nghiệp đang vươn mình mạnh mẽ, bứt phá trên con đường phát triển xanh đầy thách thức. Các diễn giả, chuyên gia đến từ những doanh nghiệp đầu ngành chia sẻ các mô hình ứng dụng công nghệ nhằm […]