Tìm giải pháp tuần hoàn nhựa cho Việt Nam (p.2)

13/05/2025

Thế giới đang tiếp tục hướng tới những cuộc đàm phán mới để giải quyết khủng hoảng ô nhiễm nhựa toàn cầu. Trên hành trình này, nhiều công cụ đã được đưa ra để thúc đẩy nỗ lực tái chế, giảm lãng phí và rò rỉ nhựa.

Thiết kế sinh thái với sản phẩm nhựa

Thiết kế sinh thái tập trung vào thiết kế sản phẩm theo vòng đời, tạo ra những sản phẩm bền vững, giảm tác động đến môi trường là một hướng đi mới trong giảm thiểu nhựa.

Các chính sách về thiết kế sinh thái

Chia sẻ rõ hơn về thiết kế sinh thái với sản phẩm nhựa, bà Kim Thị Thúy Ngọc – Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), cho biết: Khái niệm thiết kế tuần hoàn bắt nguồn từ các nguyên lý của thiết kế sinh thái, thiết kế bền vững vì môi trường .

Hiện nay, Việt Nam đã hình thành cơ sở pháp lý cho việc triển khai thiết kế sinh thái, được xác định trong các văn bản chỉ đạo và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng đã được xác định trong Chương trình hành động quốc gia về sản xuất, tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 – 2030. Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định liên quan đến sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường; quy định về tiêu chí, quy trình, hồ sơ, thủ tục chứng nhận Nhãn sinh thái. Bộ TN&MT cũng đã ban hành Quyết định số 3257/QĐ-BTNMT về tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam đối với bao bì nhựa thân thiện với môi trường, xem xét đến các khía cạnh về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu (vật liệu nhựa sinh học đối với bao bì nhựa phân hủy sinh học hoặc nhựa PE, nhựa PP tái chế được làm sạch); về đặc tính kỹ thuật, giới hạn cho phép của các thông số ô nhiễm trong sản phẩm; về thu hồi, tái chế, xử lý, thải bỏ.

image002_2b8f2098.jpg
Các sản phẩm thay thế nhựa được thiết kế thân thiện với môi trường. Ảnh: Internet.

Theo Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) liên quan đến bao bì và môi trường (tái sử dụng, tái chế vật liệu, tái chế hữu cơ, tích hợp các khía cạnh môi trường vào thiết kế, phát triển sản phẩm) đã được ban hành. Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 dự kiến sẽ được ban hành trong thời gian tới cũng xác định thiết kế sinh thái là một trong những chương trình, nhiệm vụ ưu tiên, bao gồm các nội dung: Hỗ trợ thúc đẩy thiết kế sinh thái; thiết kế để thực hiện kinh tế tuần hoàn. Cùng với đó, Việt Nam đã quy định trách nhiệm tái chế; trách nhiệm xử lý của nhà sản xuất; xác định lộ trình để triển khai EPR cho bao bì; quy định rõ danh mục bao bì phải được tái chế và quy cách tái chế bắt buộc … đây là cơ sở để doanh nghiệp hướng đến thiết kế sinh thái, nhằm hỗ trợ thực hiện mọi nghĩa vụ tái chế.

screenshot-2025-02-10-at-11.16.44.jpg
Ảnh minh họa: Internet.

Mặt khác, quy định về ưu đãi thuế, phí, lệ phí cho hoạt động bảo vệ môi trường hay chính sách thuế, phí hạn chế, cấm sản xuất, tiêu dùng sản phẩm nhựa dùng một lần được xác định là cơ chế khuyến khích cho doanh nghiệp chuyển đổi sang áp dụng thiết kế sinh thái trong thời gian tới đối với sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần. Chính sách về thuế, phí đối với sản phẩm nhựa dùng một lần nói chung, bao bì nhựa nói riêng đã được quy định trong các văn bản pháp luật, trong đó xác định biểu thuế áp dụng đối với túi ni lông khó phân hủy. Quy định về hạn chế, giảm dần sản xuất và sử dụng túi, bao gói khó phân hủy, các mục tiêu về thu gom, tái chế, tái sử dụng là điều kiện để thực hiện thiết kế sinh thái trong thời gian tới.

Tiêu chí thiết kế sinh thái

Theo bà Kim Thị Thúy Ngọc, thế giới đang hướng tới công cụ ràng buộc pháp lý trên phạm vi toàn cầu để giảm ô nhiễm nhựa. Trong đó, thiết kế sinh thái là một giải pháp được đánh giá cao để đảm bảo tuần hoàn nhựa không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới.

Để đảm bảo thiết kế sinh thái của sản phẩm nhựa, ngay từ đầu, doanh nghiệp nhựa cần chú ý tới tiêu chuẩn thiết kế sao cho cải thiện hiệu suất và đảm bảo tính bền vững (bao gồm giảm nhu cầu sử dụng nhựa nguyên sinh, áp dụng phương pháp thay thế, cải thiện hiệu suất, giảm rò rỉ, giảm tác động đến môi trường và an toàn, và cải thiện quản trị.

screenshot-2025-02-10-at-11.18.42.jpg
Chỉ khoảng 9% lượng rác thải nhựa trên toàn cầu được tái chế. Ảnh: Internet.

Thứ hai, về nội dung tái chế có thể bao gồm yêu cầu về sản xuất vật liệu tái chế được thêm vào và các quốc gia đáp ứng các yêu cầu tương ứng; Đối với các yếu tố được cung cấp trong văn bản, các quốc gia có thể đặt ra các yêu cầu riêng của mình về tỷ lệ vật liệu tái chế được thêm vào, mục tiêu thời gian và cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật.

Ngoài ra, cần tăng tỷ lệ tái chế trong một thời hạn nhất định, tất cả các sản phẩm nhựa sẽ dần được chuyển đổi thành có thể tái chế và tỷ lệ nhựa tái chế sẽ dần tăng lên và các tiêu chuẩn của nhựa tái chế sẽ được thống nhất trên toàn cầu. Các yêu cầu về thời hạn sẽ được xác định bởi Hội nghị các bên tham gia Công ước; Các quốc gia thực hiện các biện pháp riêng của mình để đạt được một tỷ lệ phần trăm nhất định của nội dung tái chế.

Về cấu trúc sản phẩm, sản phẩm nhựa có thiết kế sinh thái là sản phẩm sử dụng ít hơn, sử dụng khối lượng vật liệu tối thiểu; Đơn giản hóa bao bì và hạn chế đóng gói quá mức; Cải thiện độ bền sản phẩm, dễ dàng thay thế linh kiện và bảo trì, tái sử dụng linh kiện; Dễ dàng tháo rời và phân loại, tương thích với việc thu gom và vận chuyển, dễ nghiền nát và đốt. Đây cũng là những sản phẩm sử dụng chất liệu tái chế hoặc các sản phẩm thay thế không phải nhựa.

 

Nguồn: Báo Nông nghiệp & Môi trường.

Bài viết liên quan
Hoàn thiện hành lang pháp lý EPR, hướng tới sản xuất có trách nhiệm

Việc xây dựng hành lang pháp lý EPR minh bạch, khả thi sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất có trách nhiệm, tiết kiệm tài nguyên, tăng năng lực cạnh tranh. Ngày 19/6 tại TP.HCM, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Môi […]

Tìm ra hai giải pháp đột phá trong xử lý rác thải nhựa

Xử lý rác thải nhựa là nhiệm vụ cấp bách hiện nay, và hai nghiên cứu từ các nhà khoa học của Mỹ có thể giải quyết vấn đề. Rác thải nhựa là vấn đề nhức nhối trên thế giới. Ảnh minh họa: Internet. Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak […]

Bán tín chỉ carbon: Tiềm năng lớn trong ngành nông nghiệp

Việt Nam được coi là nước có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon. Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm, tương đương 57 triệu tấn CO2 được hấp thụ. Thị trường mua bán tín chỉ giảm phát thải sẽ ngày […]

Đột phá từ Nhật Bản: Nhựa tan trong nước biển chỉ sau vài giờ

Một nhà nghiên cứu trình diễn mẫu nhựa phân hủy trong đại dương tại Trung tâm Khoa học Vật chất Mới nổi (CEMS) thuộc Viện nghiên cứu Riken, thành phố Wako, tỉnh Saitama, Nhật Bản, ngày 27 tháng 5 năm 2025. Ảnh: REUTERS/Manami Yamada. Wako, Nhật Bản – Các nhà nghiên cứu tại Nhật Bản […]

Phát triển xanh: Doanh nghiệp cất cánh nhờ công nghệ

Với công nghệ làm đòn bẩy và đổi mới sáng tạo làm động lực, nhiều doanh nghiệp đang vươn mình mạnh mẽ, bứt phá trên con đường phát triển xanh đầy thách thức. Các diễn giả, chuyên gia đến từ những doanh nghiệp đầu ngành chia sẻ các mô hình ứng dụng công nghệ nhằm […]